Để bệnh trĩ không còn là nỗi lo, các bạn tham khảo thêm về nó nhé!
Dùng điện thoại khi đi vệ sinh: Khóc thét vì tự rước bệnh vào người, dễ bị trĩ, ngã quỵ…
Khi nào nên lựa chọn phẫu thuật trĩ tránh biến chứng nguy hiểm?
Thậm chí các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, không ai trong suốt cuộc đời không một lần bị những khó chịu do táo bón một trong những triệu chứng điển hình của trĩ hay trực tiếp bệnh trĩ gây ra.
Rất nhiều thắc mắc, lo lắng về “căn bệnh khó nói” này đã được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về hậu môn trực tràng giải tỏa. Từ những câu hỏi về cách điều trị các loại trĩ yêu cầu được tư vấn về bệnh trĩ cho người cao tuổi phụ nữ có thai, nhân viên văn phòng, đến những băn khoăn về hậu phẫu, làm thế nào để mau lành vết thương, chế độ ăn uống cho người đã và đang điều trị trĩ ….đều được các bác sĩ giải đáp thỏa đáng.
Tham dự buổi tư vấn “Không còn nỗi lo bệnh trĩ” có PGS.TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, Tiến sĩ Nhâm từng là bác sĩ ngoại tiêu hóa tại Bệnh viện Việt - Đức chuyên về Hậu môn học; đồng thời là hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ (ASCRS), Hội Phẫu thuật Tiêu hóa Pháp (SFCD)...
Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, Tổng thư ký Hội Hậu Môn Trực Tràng Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương; Thạc sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Cường, Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất với các chuyên gia là các triệu chứng của bệnh, việc tái phát bệnh trĩ ở những người đã từng mắc bệnh và điều trị bệnh nhưng không khỏi, BS CK II Hoàng Đình Lân khẳng định, bệnh trĩ là do nhiều nguyên nhân, bao gồm chế độ ăn uống (ăn ít chất xơ), sinh hoạt (uống ít nước), tính chất nghề nghiệp (ngồi nhiều, ít vận động)…
Theo y học cổ truyền bệnh trĩ còn có thể do cơ địa người mang thể nhiệt, ăn nhiều đồ nóng, thậm chí còn có cả yếu tố gia đình… Đối với những bệnh nhân bị táo bón sau mổ hoặc cần điều trị hỗ trợ nhằm tránh tái phát, các bác sĩ tư vấn bệnh nhân cần bảo vệ và tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ nhằm dự phòng tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật hay phòng ngừa bệnh trĩ khi có nguy cơ cao như táo bón tiêu chảy… cần có chế độ ăn hợp lý, kết hợp luyện tập, vận động hay có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ cho người bệnh trĩ
Một độc giả đang công tác tại Trường Đại học Western Sydney, NSW, Australia đã gửi câu hỏi khi có những triệu chứng ban đầu của trĩ. Anh lo lắng về bệnh tình của mình và đã đi khám bác sĩ ở Australia nhưng không phát hiện ra bệnh.
PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm cho biết đi ngoài ra máu có rất nhiều nguyên nhân, trong đó không loại trừ bệnh trĩ bác sĩ đã gợi ý anh nên đặt vấn đề với các bác sĩ nơi anh sinh sống để được nội soi toàn bộ đại tràng và hậu môn để tìm nguyên nhân chữa trị đúng bệnh.
Rất nhiều các bà mẹ đã đăng đàn gửi câu hỏi về chứng táo bón ở trẻ, đặc biệt là những trẻ mắc chứng táo bón nặng bẩm sinh. Các bác sĩ cho biết, những trẻ bị táo bón từ nhỏ và thường xuyên có nguy cơ cao bị bệnh trĩ khi trưởng thành. Đối với trẻ nhỏ, việc mắc bệnh trĩ là rất hiếm khi xảy ra. Nếu trẻ bị trĩ cũng rất ít khi phải phẫu thuật, chủ yếu phải điều trị táo bón cho trẻ.
Bạn đọc Ngô Thị Thủy muốn được bác sĩ tư vấn về điều trị bệnh trĩ trong khi chị đang mang bầu 7 tháng. PGT. TS Nguyễn Mạnh Nhâm cho biết, đối với những người đang mang thai cần áp dụng chế độ ăn uống nhuận tràng, giữ vệ sinh vùng hậu môn, có thể dùng thực phẩm chức năng An Trĩ Vương để điều trị vì đây là loại thực phẩm chức năng đã được Bộ Y tế chứng nhận dùng được cho phụ nữ có thai.
Tại buổi tư vấn trực tuyến, bạn đọc đã hỏi các bác sĩ về các bài thuốc dân gian sử dụng các loại thảo dược cây cỏ, cao như sử dụng cao hạt dẻ ngựa để trị bệnh trĩ, Ths, BS Lê Mạnh Cường cho biết, hiện chưa có tài liệu khoa học nào cho biết cao hạt dẻ ngựa có thể chữa được bệnh trĩ.
Các bài thuốc lưu truyền trong dân gian rất nhiều, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó tới các cơ quan khác trong cơ thể chưa được kiểm chứng, bác sĩ khuyên rằng, khoa học ngày nay rất phát triển, ngoài việc can thiệp bằng Tây y ở Việt Nam cũng sử dụng các loại thuốc y học cổ truyền đã được nghiên cứu để chữa bệnh, người bệnh không nên tự ý nghe theo những lời truyền miệng tự điều trị bệnh trĩ mà mang hại vào thân.
Bên cạnh các câu hỏi chuyên môn, nhóm chuyên gia hậu môn trực tràng còn tư vấn cho bạn đọc về hướng giải quyết các căn bệnh của từng người, cách “chăm sóc” vùng hậu môn, cách ăn uống nơi bệnh nhân mắc trĩ có thể tìm đến để chữa bệnh trĩ tốt nhất và cả những chi phí cho một cuộc phẫu thuật hay điều trị bệnh trĩ.
Mặc dù trĩ là căn bệnh không gây chết người nhưng lại ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt. Điều kiện sống ngày càng thay đổi, nhu cầu ăn uống nhiều chất bổ, thói quen ít vận động khiến “căn bệnh khó nói” này ngày càng phát triển với số người mắc ở Việt Nam khá cao.
Cộng thêm tâm lý người Việt còn e dè khi mắc bệnh, phải thăm khám ở vùng “nhạy cảm” làm cho việc phát hiện và điều trị sớm còn ít. Thậm chí khi đã biết mình mắc bệnh, nhiều bệnh nhân không hợp tác, không muốn phẫu thuật mà phải chịu đựng những khó chịu trong một thời gian dài.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm chức năng để tránh táo bón kéo dài phục hồi chức năng hậu môn sau phẫu thuật hoặc giúp củng cố và tránh tái phát bệnh.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất là nếu xuất hiện bất cứ các dấu hiệu nào nghi ngờ trĩ nên được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và can thiệp sớm, tránh để bệnh nặng thêm. Việc phát hiện sớm, điều trị dứt điểm cũng như đề phòng bệnh tái phát ngay từ khi chưa xuất hiện các dấu hiệu của bệnh là điều kiện tiên quyết để mỗi người chúng ta “Không còn nỗi lo về bệnh trĩ”.
Buổi tư vấn đã kết thúc nhưng vẫn để lại nhiều nuối tiếc cho độc giả bởi các thắc mắc của bạn đọc còn rất nhiều, nhiều người vẫn tiếp tục gửi các câu hỏi đến cho các chuyên gia. Chúng tôi sẽ chuyển các câu hỏi của các bạn đến các bác sĩ giải đáp tại chuyên mục Phòng mạch online trên suckhoe.vn. Mời các bạn quan tâm theo dõi.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:03 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:01 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:02 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:08 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:00 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:04 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:09 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:06 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:08 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:07 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023