Giúp ngăn biến chứng do sỏi bàng quang ở người cao tuổi

Sỏi bàng quang là căn bệnh thường gặp có thể xảy đến với bất kì ai không phân biệt độ tuổi và giới tính. Bệnh sỏi bàng quang này nếu không được điều trị kịp thời sẽ xảy ra biến chứng và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi (NCT).

Người già bị sỏi bàng quang do ngại uống nước

Sỏi bàng quang chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu là loại bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bất kỳ nguyên nhân nào làm ứ đọng nước tiểu đều có nguy cơ bị sỏi bàng quang (túi thừa bàng quang viêm nhiễm trùng u, cục) hoặc cổ bàng bi chít hẹp do u xơ tiền liệt tuyến viêm tiền liệt tuyến mãn tính (nam giới) đè vào cổ bàng quang gây ứ đọng nước tiểu.

Đây là các nguyên nhân hay gặp nhất ở NCT. Riêng với NCT thì nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang là do lười biếng, hoặc ngại uống nước ngại ăn rau nước canh do đó nước tiểu ít không đào thải được các chất lắng cặn ra bên ngoài. Hoặc ở một số trường hợp NCT thì sỏi bàng quang được hình thành ngay tại bàng quang do một thời gian dài sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác có nhiều chất làm kết tủa, lắng đọng gây ra sỏi hoặc sử dụng nhiều chất khoáng canxi photpho… trong khi đó người bệnh lại uống ít nước.

Một số NCT bị sỏi bàng quang nhưng không có biểu hiện gì đặc biệt, vì một lý do nào đó tình cờ phát hiện do siêu âm ổ bụng bởi khám bệnh định kỳ hoặc đau bụng với nguyên nhân khác. Đa số sỏi bàng quang có đái rắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều.

Trong trường hợp bàng quang bị nhiễm khuẩn (viêm bàng quang) nước tiểu đục đôi khi nước tiểu có màu đỏ (đái máu) và có sốt nhẹ. Có thể đau bụng dưới, đái khó đau buốt gây khó khăn trong lúc tiểu tiện làm gián đoạn bởi các các nguyên nhân khác kèm theo (u xơ tiền liệt tuyến, chít hẹp niệu đạo…).

Cũng không hiếm gặp những trường hợp NCT có sỏi trong bàng quang nhưng do chủ quan không chịu điều trị sớm đã dẫn đến tình trạng sỏi rơi xuống niệu đạo phải nhập viện mổ cấp cứu. Khi có sỏi trong bàng quang, người bệnh xuất hiện tình trạng đi tiểu ngắt ngừng. Đó là người bệnh đang đi tiểu đột nhiên tia tiểu tắc lại và đau dữ dội vùng hạ vị và dương vật thay đổi tư thế có thể tiểu được.

Đái dắt tăng số lần về ban ngày do bệnh nhân đi lại vận động sỏi lăn trong bàng quang gây kích đi tiểu, khi nghỉ ngơi, số lần đi tiểu giảm. Bệnh nhân mót tiểu thường xuyên, tiểu rất nhiều lần và mỗi lần chỉ được một ít, thỉnh thoảng lại tắc, càng đái dắt lại càng buốt nhiều, càng buốt bao nhiêu lại càng đái dắt bấy nhiêu, đôi khi có máu cuối bãi.

Nếu NCT khi bị sỏi bàng quang không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng viêm bàng quang bởi sỏi to làm tổn thương niêm mạc bàng quang, khi co bóp, sỏi cọ xát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, thậm chí chảy máu viêm bàng quang cấp nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm mạn tính, từ đó có thể gây teo bàng quang hoặc rò bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục.

Ngoài ra, sỏi bàng quang còn có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận Đây là các biến chứng gây nên không ít khó khăn cho điều trị, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Thậm chí, sỏi to sẽ gây kích thích, chèn ép, bít tắc cổ bàng quang (chỗ nối bàng quang và niệu đạo) làm cho người già có thể bị đau buốt vùng hạ vị.

Cơn đau hạ vị có thể lan dần ra phía đầu bộ phận sinh dục ngoài hoặc tầng sinh môn, trội lên về cuối bãi tiểu tiện (nam giới, đôi khi phải bóp chặt đầu dương vật để đỡ đau, ở nữ giới nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiễm khuẩn).

Biến chứng rò bàng quang tầng sinh môn hoặc rò âm đạo (nữ giới), nước tiểu cũng chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và gây nhiễm trùng. Một số trường hợp, sỏi bàng quang to, có thể gây bí tiểu hoàn toàn làm nước tiểu ứ lại trong bàng quang, bàng quang căng phồng, tạo nên “cầu bàng quang” ở trên xương mu.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Người cao tuổi (NCT) là đối tượng dễ mang bệnh. Lứa tuổi này sức đề kháng kém hơn nên vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập hơn. Sỏi bàng quang ở NCT chiếm tỉ lệ cao. Bệnh này khó chữa khỏi tận gốc và thói quen ủ bệnh vô thức sẽ gây ra những biến chứng nặng nề, trong đó điển hình là suy thận.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của NCT mà có thể phải tán sỏi hoặc phẫu thuật, do đó, khi bị sỏi bàng quang, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín với trang thiết bị đầy đủ để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, tránh trường hợp để bệnh quá nặng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Nguyên tắc là, khi sỏi còn nhỏ thì người bệnh có thể dùng thuốc để làm tan dần sỏi, sỏi sẽ theo nước tiểu ra ngoài, thêm vào đó nên dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn (nếu có biểu hiện viêm nhiễm). Sỏi to, cần tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi càng sớm càng tốt.

Việc thăm khám lâm sàng có thể phát hiện sỏi bàng quang, khi dùng ống thông sắt có tiếng chạm sỏi. Hoặc thăm trực tràng có thể sờ thấy sỏi to khi bàng quang hết nước tiểu. Soi bàng quang sẽ giúp thầy thuốc biết được chính xác số lượng, hình dáng, kích thước và màu sắc sỏi.

Ngoài ra còn có thể phát hiện được các nguyên nhân của sỏi bàng quang như hẹp niệu đạo u tuyến tiền liệt hay túi thừa bàng quang Chụp Xquang vùng chậu hông thấy có hình sỏi bàng quang. Các xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết thêm được những thông tin cần thiết như có hồng cầu bạch cầu trong nước tiểu. Vì thế khi NCT có những rối loạn về tiểu tiện (đái rắt, đái buốt hay đái đục, đái ra máu) cần phải đi khám sớm để kịp thời điều trị.

Ngoài ra, phòng bệnh là việc làm vô cùng cần thiết, bởi vì, nguyên nhân gây sỏi thường là do ứ đọng nước tiểu lâu ngày. Dó đó, hằng ngày bản thân mỗi NCT cần uống đủ nước (1,5 - 2,0 lít/ngày), bao gồm cả nước có trong thức ăn, rau, canh, củ, quả và không được nhịn tiểu. Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người già mà lựa chọn bộ môn hay hình thức tập thể dục phù hợp. Tránh ngồi một chỗ lâu hoặc lười vận động.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật