Mách bạn phương pháp chữa bị nước ăn chân cực hiệu quả
Đặc biệt mùa mưa lũ lụt như những ngày qua ở miền Trung nước ta, mưa nhiều gây ngập úng, nước sẽ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi-rút, vi nấm), nhất là những chỗ bùn lầy, khi lội xuống nước bẩn, vi nấm sẽ bám dính vào da gây bệnh nước ăn chân.
Nước ăn chân do vi nấm
Nước ăn chân do vi nấm Trichophyton Mentagrophytes và Trichophyton Rubrum gây ra. Bệnh chủ yếu lây truyền ở những khu vực vi nấm bám vào da ẩm ướt ở bàn chân, nhất là vùng da ở các kẽ ngón chân. Mặc dù bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân, nhất là các kẽ ngón chân nhưng nó cũng có thể lây lan tới những vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như bẹn do bơi, lội trong nước bẩn vùng lũ, lụt. Khi bị nhiễm vi nấm, ngứa là biểu hiện đầu tiên do da bị tổn thương. Gãi khiến da bị phồng rộp, trầy xước, loét làm đau đớn, sưng nề, viêm. Nếu vùng da này bị bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh sẽ làm cho viêm tấy, mưng mủ.
Lúc này toàn cơ thể có thể bị sốt mệt mỏi nổi hạch bẹn. Ngoài ra, có thể gặp phải hiện tượng dị ứng với loại nấm gây nước ăn chân, khi đó hiện tượng phồng rộp và mụn nước có thể xuất hiện ở những nơi như bàn tay ngực làm cho bệnh trầm trọng hơn. Bệnh có thể lây truyền cho nhiều người khi tiếp xúc với nước bẩn, nhất là trong vùng mưa lũ, lụt, ngay cả trong nhà tắm, nhà vệ sinh ẩm ướt hay do dùng chung chậu tắm, khăn tắm, quần áo, tất, giày, dép...
Thuốc thường dùng khi bị nước ăn chân
Kem chứa ketoconazole: Đây là thuốc có hoạt tính kháng nấm mạnh đối với các vi nấm ngoài da như chủng Trichophyton, Epidermophyton floccosum, Microsporum và đối với các nấm men Ngoài ra ketoconazole còn có tác dụng kháng viêm giảm ngứa, không gây kích ứng nguyên phát hoặc dị ứng hay nhạy cảm ánh sáng khi bôi ngoài da. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý không dùng thuốc ở mắt hay làm dây thuốc lên mắt. Do thuốc chỉ thoa ngoài da, tại chỗ, không hấp thu vào máu nên có thể sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể có cảm giác nóng rát hoặc kích ứng vùng da thoa kem nhưng thuốc không phát sinh đột biến hay gây bệnh ung thư
Dung dịch cồn ASA bao gồm các thành phần acid acetylsalicylic natri salicylat, ethanol 70o. Dung dịch này có tác dụng tốt đối với các bệnh nấm da như hắc lào lang ben nấm móng, nước ăn chân, tay bằng việc bôi trực tiếp thuốc lên vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, loại dung dịch này chỉ dùng khi còn hạn sử dụng.
Dung dịch BSI 2% với thành phần chính là acid salicylic là thuốc dùng ngoài da. Khi dùng thuốc nên bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ. Không bôi quá nhiều vì thuốc có thể gây hoại tử da. Ở nồng độ cao (ví dụ 20%), acid salicylic còn có thể ăn mòn da. Dung dịch BSI chỉ được dùng ngoài da nhưng cần tránh làm dây thuốc lên mắt, môi niêm mạc hậu môn, sinh dục, vùng da nứt nẻ hay trên diện rộng.
Chú ý: Những loại thuốc điều trị nước ăn chân này đều có những chỉ định chặt chẽ về số lần bôi thuốc, thời gian sử dụng đối với từng người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên đến chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn cụ thể, đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh khi chưa có thuốc đặc trị
Nước muối pha loãng: Khi có biểu hiện ngứa, trầy xước da do lội nước nhiều hay chân, tay luôn ẩm ướt thì biện pháp đơn giản là ngâm chân vào nước có pha thêm dấm ăn rượu hay muối. Cách ngâm: cho 1-2 cốc nước dấm ăn hay một chén rượu, một lượng muối vừa đủ (để pha nước muối nhạt) hay nước muối sinh lý 0,9%, vào chậu nước nhỏ, ngâm chân ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút. Sau đó lau khô bằng khăn mềm. Cách làm này có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa.
Nước kim ngân hoa: Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
Dùng rau răm, lá trầu không: rau răm giã nát rồi bôi vào kẽ chân hoặc lấy lá trầu không vò nát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa có thể khỏi. Ngoài ra, có thể lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa.
Sau khi tiếp xúc với nước, bùn bẩn hoặc ngâm mình dưới nước bẩn, cần tắm rửa sạch sẽ, nhất là các kẽ ngón chân, vùng bẹn, nách bằng xà phòng, sau đó lau khô để tránh ẩm ướt. Nếu bị nước ăn chân, hạn chế gãi, luôn làm cho kẽ ngón chân khô, sạch và thực hiện các biện pháp đơn giản như vừa nêu trên. Trường hợp bệnh chưa khỏi hẳn cần đi khám chuyên khoa da liễu, đặc biệt là khi có bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:07 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:05 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:01 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:06 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:01 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:05 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:04 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:02 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:03 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:09 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023