Nguyên nhân bị viêm cơ tim, viêm thận do dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc: Khi nào gặp?

Theo thống kê, có 10% người dùng thuốc bị dị ứng Trong các tác dụng không mong muốn của thuốc thì dị ứng thuốc là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai cho biết, 80% bệnh nhân dị ứng thuốc là do tự điều trị. Nguyên nhân chủ yếu là tự ý mua thuốc theo lời ‘truyền miệng’ và những người có cơ địa dị ứng

Tất cả các thuốc đều có khả năng gây ra phản ứng có hại. Trong số các loại thuốc gây dị ứng, kháng sinh là nhóm thuốc xếp ‘đầu bảng’, chiếm tới hơn 50%.

Penicillin và những kháng sinh ‘họ hàng’ của nó rất thường gây ra những trường hợp dị ứng thuốc (Xem thêm về dị ứng Penicillin). Ngoài ra còn có thuốc sulfamide, thuốc chống co giật các chế phẩm insulin (đặc biệt insulin có nguồn gốc từ súc vật), thuốc gây tê cục bộ (chẳng hạn novocain)... Ngoài ra cũng cần chú ý về sự kết hợp các loại thuốc khác nhau cũng có thể gây phản ứng nghiêm trọng.

Paracetamol là thuốc được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa, nhưng không lành như nhiều người vẫn tưởng

Đối với thuốc giảm đau nếu lạm dụng, bệnh nhân có thể phản ứng da như mẩn ngứa mề đay hoặc phù mạch phù thanh quản Nếu dùng bừa bãi có thể gây ngộ độc, tổn thương ganhệ thần kinh trung ương.

Tầm quan trọng của nhận biết sớm dị ứng thuốc

Việc nhận biết sớm dấu hiệu của dị ứng thuốc rất quan trọng. Có thể chia thành 3 mức độ: Nhẹ (khó thở phát ban nổi mề đay, nôn mửa…); Trầm trọng (bong da viêm cơ tim viêm thận viêm phế nang); Sốc thuốc (Trụy tim mạch, có thể tử vong)

Một trong những dấu hiệu của dị ứng thuốc chính là Hội chứng Stevens Johnson, tỉ lệ chiếm từ 2-7 trường hợp/1 triệu người, có thể gây mù lòa Nhiễm khuẩn nặng và để lại di chứng suốt đời.
Có trường hợp đã mất 98% làn da của mình và suýt tử vong vì dị ứng với thuốc điều trị bệnh ban đỏ; hoặc bị bong tróc da toàn thân

Tuy nhiên cần phân biệt dị ứng thuốc thật - dị ứng thuốc giả, không chỉ thể hiện qua lý thuyết mà còn thể hiện rõ trên lâm sàng.

Vậy nguyên nhân nào gây dị ứng thuốc? Có thể kể tới là cơ địa dùng thuốc quá hạn và không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc nào chữa dị ứng do thuốc? Một số thuốc chống dị ứng mạnh là các thuốc độc bảng A-B chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc và phải cân nhắc liều lượng thích hợp đối với từng bệnh nhân. Với trường hợp bị dị ứng thuốc, cần ngưng ngay thuốc đang sử dụng hoặc dị nguyên gây sốc, cho nạn nhân nằm đầu phẳng, dùng dây ga-rô buộc phía trên nơi tiêm thuốc (nếu được) và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Để phòng ngừa dị ứng thuốc, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không tự ý dùng thuốc và khai báo tiền sử dị ứng với thầy thuốc. Bạn cũng có thể tham khảo 10 cách dễ thực hiện nhất để phòng ngừa dị ứng thuốc tại đây.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật