Phục hồi chức năng cho người bị hen phế quản và viêm phế quản mạn tính, các bạn tham khảo thêm

Mùa đông và ẩm ướt đưa lại nhiều phiền phức cho người bị hen phế quản và viêm phế quản mạn tính. Do vậy, ứng dụng một số biện pháp phục hồi chức năng vừa cải thiện chức năng hô hấp vừa hạn chế các cơn hen phế quản cũng như viêm phế quản.

Dấu hiệu để phát hiện cơn hen phế quản

Người đó có ho hắt hơi ngứa mũi, chảy nước mắt; Cảm giác bó, chẹn đau ở ngực và vai do khó thở; khó thở khi thở ra, nghe thấy tiếng rít; ho khan khó khạc đờm; Co kéo hõm ức, khoang liên sườn; Mệt, vã mồ hôi phải ngồi để thở. Cơn hen có thể kéo dài vài phút hoặc diễn ra liên tục trong 24 giờ.

Biểu hiện của viêm phế quản mạn tính

Người bị viêm phế quản mạn tính có ho và khạc đờm; Tổng thời gian ho khạc đờm trên 3 tháng trong 1 năm và bị ít nhất 2 năm; Ho lúc đầu đờm ít, sau nhiều lên, đờm quánh và dính; Về sau ho khan, không có đờm; Khó thở; khó thở khi gắng sức như: khi đi bộ, lên cầu thang, mang xách vật nặng; Khó thở khi hít thở sâu. Có thể có những đợt viêm cấp kèm theo sốt.

Cách xử trí và dùng các biện pháp phục hồi chức năng

Đối với người bị hen phế quản cần điều trị hen phế quản: Cắt cơn hen nhẹ bằng các thuốc giãn phế quản thuốc kháng sinh long đờm và các thuốc chống dị ứng Nếu bệnh nhân không đỡ, cần chuyển lên các cơ sở y tế tuyến trên. Để chặn cơn hen, có thể điều trị theo phương pháp giải mẫn cảm với chất gây dị ứng; sử dụng thuốc xịt chặn cơn (Intal), mỗi ngày xịt 2 - 3 lần, liên tục trong 3 tháng, nghỉ 6 tháng lại tiếp tục, kéo dài trong 3 năm.

Đối với người bị viêm phế quản mạn tính: Dùng các thuốc long đờm chống phù nề niêm mạc phế quản kháng sinh chống co thắt phế quản; thuốc giãn phế quản; Điều trị triệu chứng kèm theo. Gửi lên tuyến trên khi viêm phế quản mạn tính có suy hô hấp tâm phế mạn tính để điều trị dị ứng và cắt cơn khó thở.

Ứng dụng các bài tập và vật lý trị liệu

Tập thở để duy trì chức năng hô hấp: tập thở có tác dụng giãn nở các thùy phổi, tập thở cơ hoành. Mỗi động tác nên làm 20 - 30 lần vào các buổi sáng.

- Đặt hai tay lên vùng phổi mong muốn được giãn nở. Yêu cầu người bệnh hít sâu một cách đặc biệt để khiến hai tay được di động nhịp nhàng theo nhịp thở.

- phục hồi chức năng hô hấp bằng các kỹ thuật vỗ rung lồng ngực, ho có trợ giúp, dẫn lưu tư thế khi có hen phế quản hoặc đợt viêm phế quản có nhiều dịch tiết, đờm dãi.

Bành trướng thùy dưới, bành trướng thùy trên; Thở cơ hoành phục hồi chức năng bệnh phổi mạn tính.

- Kỹ thuật dẫn lưu tư thế: Một đầu giường kê cao 20cm; để người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, nằm nghiêng bên hoặc nằm sấp tùy theo vị trí cần dẫn lưu. Để họ nằm trong 15 - 30 phút.

Chú ý: nếu người bệnh có cao huyết áp hoặc suy tim thì không được làm dẫn lưu tư thế.

- Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực:  trong lúc dẫn lưu tư thế, người bệnh ngồi dậy hoặc nằm, dùng hai bàn tay khum khum, vỗ nhịp nhàng, đều đặn vào lồng ngực người bệnh. Vỗ rung khiến dịch tiết ở lòng phế nang và phế quản long ra và dễ khạc ra ngoài.

- Tăng cường vận động cơ thể: tập thể dục đi bộ, bơi lội để cải thiện hoạt động tim mạch và hô hấp khi chưa có suy timsuy hô hấp

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật