Vi-rút Zika: Mối đe dọa nguy hiểm mới với bà bầu và trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, vi-rút Zika phá hủy các mô não đã hình thành dẫn tới làm giảm kích thước não và gây ra các dị tật bẩm sinh đối với thai nhi.

Vi-rút Zika hiện đang lan rộng tới nhiều quốc gia Nam Mỹ và vùng biển Caribe. Trong đó tại Brazil, Bộ Y tế nước này cho biết số ca nhiễm vi-rút Zika lên tới 3.893 khắp 21/27 bang của Brazil.

Bộ Y tế Brazil đã chính thức khẳng định có mối liên quan giữa chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinhvi rút Zika. Tại CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch Hoa Kỳ) đã có cảnh báo đối với du khách khi tới Brazil cũng như 14 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Trung Mỹ, Nam Mỹ và vùng Caribe nơi đó có sự lây truyền của vi rút Zika thông qua muỗi truyền bệnh (Colombia, El Salvador, Pháp, Guiana, Guatemala, Haiti, Honduras, Martinique, Mexico, Panama, Paraguay, Suriname, Venezuela, và Puerto Rico)

Zika - Loại vi-rút chưa có vắc-xin phòng chống

Vi-rút Zika lây nhiễm qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. Muỗi tấn công và đốt người vào ban ngày và có thể sống ở cả trong và ngoài nhà.

Sau từ 3 đến 12 ngày kể từ lúc bị nhiễm vi-rút này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: sốt phát ban viêm kết mạc đau khớp đau cơ đau đầu đau phía sau mắt và nôn. Theo Tổ chức Y tế Bắc Mỹ (PAHO) chỉ khoảng 1/4 số người nhiễm vi-rút có các triệu chứng kể trên.

Hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng chống vi-rút Zika và thuốc đặc trị các bệnh do vi-rút này gây ra.

Tác động của vi-rút Zika tới phụ nữ mang thai

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) phụ nữ mang thai có thể bị nhiễm vi-rút Zika trong cả 3 giai đoạn thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Đồng thời, vi-rút này có thể lây nhiễm sang bào thai và làm nhỏ kích thước não hoặc thậm chí gây thai chết lưu.

Ảnh hưởng của vi-rút Zika tới thai nhi

Theo các chuyên gia, vi-rút Zika phá hủy các mô não đã hình thành dẫn tới làm giảm kích thước não và gây ra các dị tật bẩm sinh đối với thai nhi Đây là dạng rối loạn thần kinh có thể tác động xấu đến sự phát triển của não bộ và giác quan vận động của phôi thai.

Nguy hiểm hơn, vi-rút có thể gây thai chết lưu Trường hợp hiếm hoi trẻ có thể sống được thì phải chịu nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển trí tuệ

Các nhà chức trách Brazil đã tìm ra mối liên quan giữa vi-rút Zika gây đột biến dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh - một dị tật nghiêm trọng làm hạn chế khả năng phát triển não bộ và thể chất của trẻ.

Bốn trường hợp xảy ra gần đây theo phân tích của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì trẻ bị nhiễm vi-rút Zika trong giai đoạn bào thai và vi-rút này đã xâm nhập vào não trẻ. Trong đó 2 trường hợp bị sảy thai và 2 trường hợp trẻ tử vong sau khi sinh.

Những điều phụ nữ, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ sống trong khu vực có vi-rút Zika nên làm

Do hiện tại chưa có vắc-xin phòng chống vi-rút Zika và thuốc đặc trị các bệnh do vi-rút này gây ra, các nhà chức trách khuyến cáo người dân tích cực thực hiện các biện pháp thông thường để tránh muỗi đốt. Thường xuyên làm sạch môi trường sống xung quanh để muỗi không có môi trường đẻ trứng phát tán số lượng. Ngủ màn và mặc quần áo dài phòng tránh muối đốt ngay cả ban ngày.

Tích cực phối hợp với ngành y tế, chính quyền địa phương trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi nhằm phòng, chống bùng phát dịch. Khi bị sốt thì đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Phụ nữ ở các khu vực vi-rút Zika đang lây lan nên hoãn việc có thai trong thời gian 6 tháng đến 1 năm.

Phụ nữ đang mang thai nếu có các biểu hiện triệu chứng nhiễm vi-rút cần được các chuyên gia y tế theo dõi điều trị cẩn thận tránh để bị muỗi đốt.

Lưu ý với phụ nữ, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ khi đi du lịch tại các khu vực có dịch

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo các thai phụ đang trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ tốt nhất nên cân nhắc việc hoãn các hành trình tới những khu vực vi-rút Zika đang lan rộng.

Nếu không thể trì hoãn việc di chuyển tới những khu vực bị ảnh hưởng bởi loại vi-rút này, cần phải có các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt như: sử dụng thuốc diệt côn trùng, mặc áo sơ-mi dài tay và quần dài; ở trong những khu vực có điều hòa không khí. Bên cạnh đó, CDC cho rằng, các biện pháp trên không chỉ giúp bảo vệ cho phụ nữ mang thai mà còn tốt cho tất cả mọi người.

Đồng thời, sau khi quay về từ những khu vực bị nhiễm vi-rút, cần theo dõi tình trạng sức khỏe nếu có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh cần liên hệ với nhà chức trách để theo dõi cũng như có các biện pháp điều trị phù hợp.

Theo ThS. Nguyễn Kiên Cường - Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội: 'Hiện nay chưa có vắc xin phòng vi-rút Zika cũng như không có điều trị đặc hiệu với vi-rút này, do đó để phòng tránh thì biện pháp quan trọng nhất là phòng muỗi đốt. Loại muỗi truyền vi-rút Zika là muỗi Aedes hoạt động vào ban ngày và lúc gần tối, do đó phụ nữ mang thai cần chú ý phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, bôi thuốc xua côn trùng, đi ngủ nằm màn, lọai bỏ hoặc che đậy các vật dụng chứa nước đọng trong nơi sinh sống để ngăn chặn muỗi sinh sản và phát triển'. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật