Phương cách phòng chống bệnh dịch truyền nhiễm có thể bạn chua biết
Mầm bệnh và đường lây bệnh
Bệnh dịch truyền nhiễm là các bệnh có mầm bệnh là virut vi khuẩn vi nấm các loại giun sán, ký sinh đơn bào (sau đây gọi chung là mầm bệnh) gây ra, có thể lây lan nhanh chóng ra cộng đồng. Nguồn lây của các bệnh truyền nhiễm có thể là người hoặc động vật nhiễm bệnh, môi trường: nước, đất, thức ăn, côn trùng trung gian như muỗi, ve, mò...
Đường lây truyền là cách mà mầm bệnh xâm nhập cơ thể người để gây bệnh. Mỗi mầm bệnh có những cách riêng để lây lan từ người bệnh hoặc người nhiễm sang người lành, có những mầm bệnh có nhiều cách lây bệnh.
Những đường lây bệnh thường gặp là: Lây qua đường hô hấp khi người chưa nhiễm bệnh hít phải các giọt dịch hô hấp từ người bệnh khi ho hắt hơi như: virut cúm sởi quai bị một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp viêm màng não... Lây qua đường tiêu hóa: do nuốt phải các mầm bệnh gây bệnh trong thức ăn và nước uống như vi khuẩn tả, thương hàn, lỵ, các virut đường ruột như virut gây bệnh tay-chân-miệng, virut bại liệt
Lây qua các vết đốt của côn trùng như: sốt mò sốt rét sốt xuất huyết viêm não nhật bản Lây qua đường tình dục tiêm chích, truyền máu như HIV giang mai lậu viêm gan b C... Lây qua vết cắn của động vật như chó mèo, chuột cắn: virut dại, bệnh chuột cắn... Lây truyền từ mẹ sang con như HIV, virut viêm gan b, xoắn khuẩn giang mai...
Biện pháp phòng chống bệnh dịch
Các bệnh truyền nhiễm có thể phòng chống được rất hiệu quả bằng những biện pháp đơn giản. Đó là các biện pháp sau đây:
Tiêm vaccin: là biện pháp chủ động tạo miễn dịch cho người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện khi người còn khỏe mạnh và theo lịch tiêm phòng chung. Chẳng hạn tiêm phòng lao và viêm gan b được thực hiện từ ngay sau khi sinh; tiêm phòng sởi lúc trẻ được 9 tháng tuổi... Tỷ lệ người tiêm phòng càng cao thì số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn, càng có khả năng phòng chống bệnh.
Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta nhằm khống chế 6 bệnh nguy hiểm nhất là: sởi, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt Từ năm 1997, Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt nam được bổ sung thêm 4 loại vaccin: tả uống viêm gan B viêm não Nhật Bản và thương hàn Đối tượng tiêm chủng ưu tiên cho trẻ từ 1 - 2 tháng đến 5 tuổi, nay mở rộng hơn cho phụ nữ mang thai vaccin uốn ván và trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi vaccin viêm gan b Nhờ tiêm phòng, nhiều bệnh truyền nhiễm trẻ em đã giảm hẳn về số người mắc và tử vong như bạch hầu, ho gà, uốn ván; nhiều bệnh đã được loại trừ và thanh toán như đậu mùa, bại liệt. Ngoài ra, tiêm phòng còn được thực hiện cho những trường hợp sau phơi nhiễm với mầm bệnh như tiêm phòng dại. Trách nhiệm của các bậc phụ huynh là đưa con em đi tiêm đầy đủ, đúng lịch.
Giữ vệ sinh cá nhân: hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Luôn luôn ngủ trong màn, tránh muỗi đốt. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da quan hệ tình dục an toàn. Rửa tay thường xuyên; đeo khẩu trang; ăn chín uống sôi; phòng tránh muỗi và côn trùng đốt là các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại phòng bệnh hiệu quả với hầu như tất cả các bệnh truyền nhiễm.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa Mọi người cần nghiêm chỉnh thực hiện ăn thức ăn đã nấu chín uống nước đã đun sôi, nước đã được lọc hoặc xử lý vô khuẩn. Bảo quản thức ăn đã chế biến hợp vệ sinh. Chống ruồi nhặng đậu vào thức ăn. Không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín.
Vệ sinh môi trường nhằm ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua vết đốt côn trùng. Cần loại bỏ chỗ sinh sản của muỗi truyền sốt rét sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền khác. Cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. Cần thu gom và xử lý rác thải, xử lý các chất thải của người và động vật hợp vệ sinh.
Diệt côn trùng: nuôi cá để diệt bọ gậy phun hóa chất diệt muỗi, ruồi; loại bỏ các dụng cụ chứa nước và các vật thải rắn để hạn chế nơi sinh sản của muỗi...
Phòng chống dịch bệnh: mọi người cần hiểu biết về bệnh dịch đang xảy ra và các biện pháp phòng tránh. Phát hiện sớm người bị bệnh, điều trị kịp thời để cứu sống người bệnh, cách ly và giảm thiểu sự lây lan mầm bệnh sang người khác. Tiêm phòng vaccin và uống thuốc dự phòng bằng kháng sinh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:09 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:01 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:04 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:05 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:08 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:08 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:07 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:09 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:09 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:07 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023