Dinh dưỡng cho người đái tháo đường, các bạn hãy chú ý tham khảo thêm nhé!

Tăng cường chất xơ: Khẩu phần ăn được chế biến kỹ, cạn kiệt chất xơ đã thúc đẩy sự phát triển của đái tháo đường (ĐTĐ). Khẩu phần khuyến nghị 20g chất xơ/ngày. Chất xơ có tác dụng giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn, giảm cholesterol và chống táo bón.

Để cung cấp chất xơ người bệnh cần ăn rau quả chín và các thực phẩm giữ nguyên tính chất tự nhiên như gạo giã dối, ăn quả cả miếng, ăn quả cả vỏ nếu có thể được. Để sử dụng có hiệu quả chất xơ khi chế biến thức ăn, không nên xay xát quá kỹ, quá nhuyễn. Hạn chế sử dụng các thực phẩm tinh chế. Ăn nhiều món rau trộn sa-lát, luộc và phối hợp với thực phẩm ngũ cốc

Chế độ ăn cần giàu vitaminchất khoáng Để cung cấp đủ vitamin chất khoáng và chất xơ, người bệnh ĐTĐ cần tăng cường ăn rau quả với số lượng 300-500g rau các loại/ngày và 200-500g quả các loại/ngày chia nhiều lần. Không nên ăn các loại quả sấy khô.

- Cung cấp đủ nước 40ml/cân nặng/ngày.

Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép: Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

Người bệnh ĐTĐ nên ăn điều độ, đúng giờ không để đói quá, không để no quá.

Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa), nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Cần lưu ý đến chỉ số đường huyết của thực phẩm Chỉ số đường huyết là mức tăng đường huyết sau ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (bánh mì trắng hoặc đường glucose). Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn thì mức độ làm tăng đường huyết khác nhau.

Khả năng làm tăng đường huyết được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Các loại thức ăn có chỉ số tăng đường huyết thấp có ưu điểm làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn đối với bệnh nhân ĐTĐ.

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp làm tăng đường huyết sau ăn ít và từ từ. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng đường huyết sau ăn nhiều và nhanh. Do vậy người bệnh ĐTĐ nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.

Người bị bệnh ĐTĐ vẫn được ăn thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng cần hạn chế và khi ăn nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt với thực phẩm có nhiều chất xơ.

Một số loại đồ uống cần lưu ý:

Rượu: Người bệnh ĐTĐ vẫn uống được một số rượu nhẹ như rượu vang nhưng uống với số lượng ít, mỗi ngày chỉ uống không quá 150ml và chia nhiều bữa. Nếu người bệnh đã nghiện rượu thì nên giảm từ từ đến mức chấp nhận được và thay rượu mạnh bằng rượu có độ cồn thấp vì rượu có nguy cơ làm hạ đường huyết Người nghiện rượu có nguy cơ xơ gan

Bia: Không nên uống nhiều, 1 lần nên uống ít hơn hoặc 200ml và một ngày không quá 3 lần.

Các loại nước ngọt nước giải khát có ga: Chỉ sử dụng các loại nước không đường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật