Mộc nhĩ - Dược thiện tốt cho cơ thể phụ nữ trăm đường

Mộc nhĩ, còn gọi là nấm mèo, là một loại thức ăn rất quen thuộc đối với văn hóa ẩm thực của các dân tộc châu Á, đặc biệt vào các dịp cỗ bàn ngày Tết, ngày giỗ, cưới...

Nấm mèo được sử dụng rất nhiều trong các món ăn và bài thuốc.

Món ăn có nấm mèo (mộc nhĩ)

Cháo mộc nhĩ: Mộc nhĩ 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 5 quả. Có tác dụng nhuận phế, sinh tân, tư ân dưỡng vị, ích khí chỉ huyết, bổ não cường tâm. Dùng cho người suy nhược thần kinhthể lực bệnh đường hô hấp (ho khan) các bệnhchảy máu như trĩ, đại tiểu tiện ra máu rong kinh do huyết ứ phụ nữ sau sinh đẻ.

Canh măng, mộc nhĩ: Măng tre khô 10g mộc nhĩ trắng 10g trứng gà, gia vị. Có tác dụng tiêu mỡ ở bụng, chống béo phì

Canh mộc nhĩ, thịt lợn: Mộc nhĩ 25g thịt lợn nạc 150g rau hẹ 25g tinh bột nước 10g, nước 1 lít, muối gia vị vừa đủ. Dùng cho phụ nữ sinh đẻ để bồi bổ khí huyết

Thịt gà mộc nhĩ chưng cách thủy: Mộc nhĩ 30g thịt gà 200g. Tác dụng khứ ứ cầm máuphụ nữ sau sinh đẻ có “máu hôi” ra liên tục không dứt, cục thâm kèm đau bụng

Thịt lợn xào, mộc nhĩ: Mộc nhĩ 50g, thịt lợn nạc 100g. Tác dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, cầm đới hạ ở những trường hợp do huyết nhiệt sinh ra rối loạn kinh nguyệt kinh không đều, kinh nhiều, rong kinh đau bụng kinh.

Gan lợn, mộc nhĩ: Mộc nhĩ trắng 20g gan lợn 240g, táo tầu đỏ (bỏ hột) 2 quả, gừng sống 1 lát. Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Chữa suy nhược thần kinh (đau đầu, mất ngủ). Phụ nữ kinh nguyệt không đều như bài trên. Dùng tốt cho sản phụ.

Mộc nhĩ chưng đường phèn: Chữa gan nóng (can nhiệt) miệng khô khát nước đắng, mắt nhiều nhử nhìn khó, lòng trắng có tia máu.

Mộc nhĩ đậu đen: Nấu chè cho người già ăn có tác dụng bổ can thận chữa đau lưng khớp, làm mắt sáng.

Một số bài thuốc

Chảy máu cam: Mộc nhĩ (tốt nhất mọc trên cây dâu) đốt tồn tính tán bột viên thêm nước vo viên nút lỗ mũi.

Trĩ xuất huyết: Mộc nhĩ 6g, hồng khô 30g, nấu chè ăn hằng ngày.

Rong kinh: Mộc nhĩ sao vàng 40g, rễ cây vú bò 20g, củ rau má già 100g, gừng khô 16g. Sắc nước uống.

Huyết áp cao: Mộc nhĩ 30g (mọc trên cây dâu) ngâm rửa sạch rồi hấp với đường ăn buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng nhiều lần.

Mặt phát ban sậm màu: Mộc nhĩ (cây dâu) đốt tồn tính, chưng nóng uống sau bữa ăn (khi no).

Giải độc: Thường dùng giải nấm độc Sau khi đã gây nôn sắc mộc nhĩ cho uống.

Cơn đau tim: Chỉ nên dùng hỗ trợ sau khi có xử trí bằng phương pháp y học hiện đại. Dùng nước sắc mộc nhĩ cho uống.

Đau bụng do giun sán: Sắc mộc nhĩ cho uống hỗ trợ tạm thời. Cơ bản phải cho xổ giun sán.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật