Một số chế độ dinh dưỡng bệnh nhân ung thư vòm họng

Bệnh nhân điều trị ung thư thành công, theo hết lộ trình điều trị, việc phục hồi sức khỏe và dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.

1. Điều trị dinh dưỡng trong thời gian hóa xạ trị

Mục tiêu yêu cầu:

Phòng ngừa và điều trị tình trạng suy kiệt dinh dưỡng để duy trì sức mạnh thể chất nhằm đáp ứng và hoàn thành được kế hoạch hóa xạ trị là mục tiêu cơ bản của chế độ dinh dưỡng trong bệnh ung thư vòm họng.

- Cân đối và tối ưu hóa khẩu phần dinh dưỡng: Đảm bảo tăng năng lượng và chất dinh dưỡng bằng biện pháp tăng đậm độ thực phẩm (bổ sung các sản phẩm chế biến sẵn vào thực phẩm), tăng tần suất ăn (ăn nhiều bữa) đồ uống nhiều dinh dưỡng…

- Nếu nuôi ăn bằng đường miệng chưa đủ (do nhiều nguyên nhân) cần bổ xung thêm ở dạng khác như: dinh dưỡng hỗ trợ nhân tạo, nuôi ăn bổ sung dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch

Các biện pháp thực hiện:

+ Ăn nhiều vào lúc nào trong ngày khi muốn ăn nhất, thường vào buổi sáng.

+ Cho thức ăn vào từng xuất nhỏ, ăn hết mới lấy tiếp, tạo cảm giác thèm ăn hơn.

+ Ăn những thứ mà đặc biệt thích, không kiêng khem.

+ Không uống nước trước và trong khi ăn, không ăn thức ăn có nhiều mùi, không để mùi thức ăn tồn tại lâu trong nhà.

+ Sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng qua đường miệng.

2. Dinh dưỡng sau điều trị ung thư

Đối với bệnh nhân điều trị ung thư thành công, theo hết lộ trình điều trị, việc phục hồi sức khỏedinh dưỡng là vô cùng quan trọng, nó củng cố kết quả điều trị, đồng thời đủ thể lực để giải quyết tiếp những đợt điều trị tái phát tiếp theo có thể xảy ra dinh dưỡng sau điều trị nhằm khắc phục tình trạng suy kiệt dinh dưỡng gây ra trong quá trình điều trị, tình trạng cạn kiệt miễn dịch dịch thể và tế bào do suy dinh dưỡng và hóa trị.

Mục tiêu yêu cầu:

- Khẩu phần năng lượng cần cao từ 35-50 kcal/kg cân nặng/ngày, tăng cường protid chất béo chiếm 30-50% số năng lượng không phải protein

- Sắp xếp bố trí ăn nhiều bữa, 5-6 bữa trong ngày.

- Nuôi ăn bổ sung dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch khi đường miệng không đủ đảm bảo khẩu phần cần thiết.

- Cung cấp đủ nhưng không bổ xung quá nhiều vitamin ăn thực phẩm giầu beta-caroten.
Một số biện pháp  hỗ trợ việc thực hiện điều trị dinh dưỡng:

- Bệnh nhân bị khô miệng do teo niêm mạc nhày gây khó nuốt dùng chất thay thế nước bọt Lip balm, thức ăn có nhiều nước chan, thức ăn mềm có nhiều nước: súp, cháo...

- Đau miệng đau họng: Thức ăn lỏng, thức ăn nhạt hơn, súc miệng nước NaHCO3

- Mất cảm giác ở miệng, chán ăn: Chế biến thức ăn ít có mùi, màu sắc khêu gợi, uống thêm thuốc kích thích ăn uống sử dụng các loại rau tươi thực phẩm mới lạ.

- Không thích một số vị: Thay thế bằng thực phẩm loại khác có tính tương đương.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật