4 đối tượng tuyệt đối không được ăn nghệ để không hại cơ thể

Một số người tiêu thụ nghệ cũng có thể dẫn đến một số vấn đề về dạ dày, tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt, phát ban da...

Củ nghệ có chứa beta-carotene, axít ascorbic (vitamin C) canxi chất flavonoid chất xơ sắt, niacin kali kẽm và các chất dinh dưỡng khác. Nó là một loại thực phẩm gia vị được nhiều người ưa chuộng sử dụng trong các món ăn vì nó làm cho món ăn thơm ngon hơn. Không những thế nghệ còn có nhiều tác dụng hộ trợ sức khỏe và điều trị các bệnh

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Cancer Research năm 2011 curcumin là hợp chất trong nghệ có tác dụng làm nhiễu tín hiệu tế bào phát triển ung thư đầu cổ. Một nghiên cứu, được công bố vào năm 2006 trong tạp chí Journal of Natural Products cũng phát hiện ra rằng chiết xuất curcuminoid tinh khiết trong củ nghệ có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm khớp dạng thấp ngăn ngừa xuất hiện các vị trí sưng khớp mới trong quá trình điều trị sưng hiện tại.

Tuy nhiên, một số người tiêu thụ nghệ cũng có thể dẫn đến một số vấn đề về dạ dày tiêu hóa buồn nôn chóng mặt phát ban da...

Đó chính là lý do tại sao nghệ lại không thích hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn thuộc nhóm những người sau đây, hãy dừng việc tiêu thụ nhiều nghệ hàng ngày và nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Nghệ có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể (Ảnh minh họa: Internet)

Nghệ có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể (Ảnh minh họa: Internet)

1. Phụ nữ mang thai

Các hợp chất trong nghệ có thể gây kích thích tử cung nên có lợi cho chu kì kinh nguyệt Tuy nhiên, điều này lại có thể gây ra nguy hiểm cho người mẹ trong thời gian mang thai Tiêu thụ nghệ có thể gây kích thích tử cung nên dễ gây ra các cơn co thắt và dẫn đến sinh non

Bên cạnh đó, bột nghệ cũng có thể làm giảm nồng độ testosterone và lượng tinh trùng ở nam giới, từ đó làm giảm khả năng sinh sản Điều này có nghĩa rằng nếu bạn đang cố gắng thụ thai bạn nên thực sự cẩn thận khi tiêu thụ nghệ trong chế độ ăn uống của mình.

2. Người bị sỏi thận

Nếu bạn tiêu thụ bột nghệ với số lượng lớn, nguy cơ hình thành sỏi thận có thể tăng lên rất nhiều. Các oxalat hòa tan trong củ nghệ có thể liên kết với canxi và hình thành canxi oxalate không hòa tan. Chất này là nguyên nhân gây ra 75% các trường hợp bị bệnh sỏi thận Do đó, những người dễ bị sỏi thận nên tránh tiêu thụ bột nghệ, hoặc ít nhất là hạn chế tiêu thụ oxalate trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình (nên tiêu thụ ít hơn 50 mg mỗi ngày).

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng nghệ (Ảnh minh họa: Internet)

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng nghệ (Ảnh minh họa: Internet)

3. Người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp

Catherine Ulbricht, dược sĩ cao cấp tại Bệnh viện Massachusetts ở Boston và đồng sáng lập của Hợp tác Nghiên cứu tiêu chuẩn tự nhiên cho biết: Tiêu thụ nghệ với hàm lượng cao có thể làm giảm lượng đường trong máu hoặc huyết áp Điều này có nghĩa là người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp nên thận trọng khi bổ sung bột nghệ hoặc nghệ.

Những người mắc các bệnh này chỉ nên tiêu thụ nghệ với số lượng hạn chế và tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.

4. Người cần phẫu thuật

Những người cần làm phẫu thuật nên ngưng tiêu thụ nghệ trong khoảng hai tuần trước khi phẫu thuật vì củ nghệ có khả năng ngăn ngừa đông máu. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến chảy máu nhiều, khó cầm trong và sau khi phẫu thuật.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật