6 nguyên nhân chính gây ra chuột rút mà bạn nên biết

Chứng chuột rút cũng có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp như cung cấp dinh dưỡng và nước đầy đủ cho cơ thể, chú ý đến sự an toàn khi tập thể dục….

Chuột rút là một hiện tượng cơ bị co rút một cách không tự nguyện và cưỡng bức, gây đau đớn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ cơ bắp nào, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là cơ ở bắp chân và bàn chân.

Khi bị chuột rút người ta có thể bị co giật nhẹ và rất đau đớn. Thông thường, chuột rút gây ra một cơn đau đột ngột, dữ dội ở cả những cơ bắp lân cận.

Chuột rút có thể kéo dài từ vài giây tới nhiều phút sau đó. Chuột rút có thể chỉ liên quan đến một phần của khối cơ, toàn bộ khối cơ, hoặc một số cơ có hoạt động liên quan tới nhau, chẳng hạn như các cơ ngón tay hoặc ngón chân liền nhau.

Co cơ là hiện tượng rất phổ biến. Ước tính có khoảng 95% đã từng trải qua một cơn chuột rút. Nó càng phổ biến và ngày càng trở nên thường xuyên hơn khi cơ thể bạn bước sang giai đoạn lão hoá. Tuy nhiên, trẻ em cũng rất hay bị chuột rút.

Bất kỳ cơ nào nằm dưới sự kiểm soát của cơ xương đều có thể bị chuột rút. Chứng chuột rút ở các chi, đặc biệt là bụng chân và bàn chân là rất phổ biến và xảy ra cả vào ban đêm, lúc chúng ta đang ngủ.

Chuột rút do một trong các nguyên nhân sau?

1. Co thắt cơ sau một chấn thương:

Trong trường hợp này, co thắt có xu hướng giảm thiểu chuyển động và ổn định diện tích thương tích. Nó giống như là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

2. Vận động mạnh:

Chuột rút thường liên quan đến việc sử dụng các cơ quá sức dẫn đến cơ bắp mệt mỏi chẳng hạn như trong thể thao hoặc vận động thể lực quá sức với những động tác không luyện tập thường xuyên. Chuột rút loại này có thể xảy ra trong quá trình vận động hoặc xảy ra sau đó, đôi khi là nhiều giờ sau đó.

3. Chuột rút cũng có thể xảy ra khi cơ bắp mệt mỏi

Do ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài ở một tư thế ít thay đổi. Bị chuột rút lúc nghỉ ngơi rất phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em Bạn đang ngồi trên giường, bỗng một bàn chân bị chuột rút là hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù không đe doạ đến tính mạng, chứng chuột rút ban đêm (thường gọi là chuột rút đêm) có thể gây đau đớn, phá vỡ giấc ngủ và có thể tái diễn nhiều lần một đêm hoặc nhiều đêm. Nguyên nhân thực sự của chuột rút đêm chưa được làm rõ. Nhiều nghiên cứu nghiêng về nguyên nhân do cơ thể bị mất nước do hoạt động nhiều và ra quá nhiều mồ hôi

4. Do thiếu hụt Sodium:

Mất natri thành phần hóa học phổ biến nhất của dịch cơ thể bên ngoài tế bào cũng làm cơ thể bị mất nước...

Chuột rút cũng có thể xảy ra khi có đặc điểm phân bố dịch trong cơ thể bất thường, do xơ gan dẫn đến sự tích tụ dịch trong khoang bụng (cổ trướng). Tương tự, chuột rút là một biến chứng thường gặp trong quá trình chạy thận Hàm lượng canxi hoặc magiê trong máu thấp làm tăng trực tiếp sự kích thích của cả hai đầu dây thần kinh và kích thích các cơ. Điều này thường gặp ở người lớn tuổi và phụ nữ trong thời kỳ thai nghén Để giảm triệu chứng, người ta phải bổ sung những chất khoáng này trong chế độ ăn uống

5. Kali thấp:

Mức kali huyết thấp đôi khi gây chuột rút, mặc dù kali thấp có liên quan nhiều đến sự yếu cơ

6. Các tế bào thần kinh hoạt hóa trong cơ thể:

Thiếu canxi và hàm lượng magiê thấp làm tăng hoạt động của mô thần kinh cũng có thể gây chuột rút. Ví dụ, thiếu hụt canxi trong máu không chỉ gây ra sự co thắt của cơ bắp tay, cơ cổ tay, mà nó còn có thể gây ra cảm giác tê liệt và ngứa ran xung quanh miệng và các vùng khác.

Trong cuộc đời hiếm thấy ai không bị chuột rút một lần. Tay và cánh tay có thể bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến viết lách, đánh máy, chơi nhạc cụ…cũng dẫn đến chuột rút. Hay có khi đang thư giãn trong hồ bơi cũng có khi bị co rút cơ chân… Mỗi hoạt động lặp đi lặp lại này cũng có thể tạo ra chứng chuột rút từ sự mệt mỏi cơ bắp. Cách phòng tránh tốt nhất là chúng ta luyện tập thường xuyên và bổ sung đầy đủ vi chất cho cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật