Mách bạn tác dụng không ngờ của 5 loại rau sống phổ biến nhất

Ẩm thực Việt Nam vốn phong phú với nhiều loại thức ăn vừa ngon miệng, vừa có tác dụng chữa bệnh. Trong đó không thể không kể đến những loại rau gia vị “nhỏ mà có võ” thường hiện hữu trên mâm cơm của mọi gia đình.

​1. Rau mùi / ngò

Rau mùi giúp kích thích tiêu hóa

Rau mùi giúp kích thích tiêu hóa

 Còn được gọi là ngò ta, hương tuy rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, kích thích tiêu hoá, chống đầy hơi, nhuận tràng, lợi tiểu, có tác dụng kích thích long đờm chữa sổ mũi ngạt mũi … Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.

2. Kinh giới

Kinh giới là một loại rau thơm phổ biến thường dùng trong các món nộm rau ở miền Bắc. Ngoài ra các món ăn như bún đậu mắm tôm, bún ốc, bún riêu cua, bún chả, lòng lợn phở cuốn cũng không thể thiếu loại rau dân dã này.

Kinh giới có tính nóng, giúp ra mồ hôi lợi tiểu, chữa cảm gió… Khi dùng chung với tía tô, hương nhu, kinh giới có thể trị viêm họng chữa nôn mửa.

3. Tía tô

Tía tô cũng có tác dụng làm đẹp da

Tía tô cũng có tác dụng làm đẹp da

Tía tô có màu tím tía đặc trưng, vị hơi the nhưng rất thơm. Trong các món ăn như bún đậu, bún ốc, bún riêu cua, phở cuốn, các món ốc, ếch, lươn om chuối đậu luôn có tía tô. Ở văn hóa ẩm thực khác, ví dụ như Nhật Bản lá tía tô – hay còn gọi là shiso – thường dùng để ăn kèm với sushi hoặc để trang trí trên đĩa sushi, maki.

Theo y dược học đông phương tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh đầy bụng nôn mửa Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P… tía tô có tác dụng đẹp da.

4. Bạc hà

Bạc hà, nhiều người còn gọi là húng bạc hà cũng là một trong những loại rau thơm quen thuộc dùng để ăn sống kèm với các món ăn.

Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lọi tểu hóa, chữa chứng đầy hơi thấp khớp nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ.

5. Húng quế/ Húng chó

Húng quế còn có tên gọi dân gian là húng chó, có lẽ là do món đặc sản thịt chó không bao giờ có thể thiếu được loại rau này.

Theo Đông y húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi lợi tiểu giảm đau

Trong miền Nam, đĩa rau sống, bao gồm cả húng chó có mặt trong mọi món ăn như bún, phở, mì bánh cuốn bánh ướt, bánh hỏi... cho đến những món như tiết canh, thịt ngan vịt luộc hay quay, lòng lợn luộc …cũng thường có húng quế ăn kèm với đúng vị.

Tuy có nhiều công dụng với sức khỏe là vậy nhưng bạn cũng cần phải chú ý khi sử dụng rau sống

Những ẩn họa khi dùng rau sống

Các loại rau sống có tàn lưu các loại thuốc trừ sâu cùng các loại trứng ấu trùng giun sán như: giun móc giun đũa chó mèo, sán lá gan… đều là những mối nguy hại cho sức khỏe con người, gây các bệnh như rối loạn tiêu hóa viêm nhiễm đường tiêu hóa; giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng gây thiếu máu thiếu vitamin A B, C… làm người nhiễm bị suy nhược cơ thể

Trứng giun đũa chó hay mèo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể như cơ, não, mắt tim

Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay mèo, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm ho khò khè kéo dài. Ở thể nặng, khi ấu trùng định vị ở những nơi như hệ thần kinh trung ương tim phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật toàn thể hóa phù não nhức đầu kéo dài liệt nửa người liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nêu không phát hiện kịp thời.

Biện pháp hạn chế những tác hại

Để hạn chế “bệnh từ miệng vào” thì phải đặc biệt lưu ý khi lựa chọn các loại rau sạch được cơ quan chức năng kiểm định ngoài ra việc rửa rau cải cũng là một vấn đề cũng hết sức quan trọng. Trước khi chế biến
các món rau cải sống phải rửa tay thật sạch, rửa rau kỹ bằng nước sục ozon hoặc rửa nhiều lần bằng nước thường có hỗ trợ thêm với nước rửa rau chuyên dùng, rửa dưới vòi nước chảy mạnh, gọt vỏ trước khi ăn…

Bên cạnh đó, hãy phân loại và để riêng các loại rau dùng để ăn sống với các loại thực phẩm khác để tránh nhiễm các loại vi khuẩn giữa chúng.

Đối với món gỏi rau cần cho thêm vào dấm tỏi và các gia vị cay; một mặt làm tăng khẩu vị, mặt khác có tác dụng sát khuẩn cao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật