Bệnh đái tháo đường nên ăn gì trong những ngày Tết?

Bệnh đái tháo đường nên ăn gì trong những ngày Tết bạn có biết không Trong những ngày Tết bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) thường băn khoăn lo lắng: Ðường máu của mình có ổn định không Làm sao có thể cùng gia đình bạn bè vui đón Tết mà không sợ ảnh hưởng tới sức khỏe Bạn hãy lựa chọn các món ăn phù hợp dưới đây.

Bệnh đái tháo đường nên ăn gì trong những ngày Tết?

Các thức ăn truyền thống trong ngày Tết vốn không thích hợp cho người bệnh đái tháo đường vì có quá nhiều chất béo ngọt như giò thủ canh măng bánh mứt kẹo Bên cạnh đó ngày Tếtngười bệnh thường lơ là thực hiện chế độ ăn uống thường ngày hoặc có tâm lý chủ quantạm ngừng" điều trị nên dẫn đến bị tăng đường máu, thậm chí là có các biến chứng nguy kịch. Vậy bệnh đái tháo đường nên ăn gì trong những ngày tết đây?  

Bệnh đái tháo đường nên ăn gì trong những ngày tết

Một số món ăn bệnh nhân tiểu đường nên ăn như: 

1. Cháo rau cần tây

Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 - 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu vớ+i gạo tẻ thành cháo, thêm muối gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều.

Cháo rau cần tây tốt cho người bệnh đái tháo đường

Cháo cần tây rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường

2. Cháo khoai lang: khoai lang 60g, kê 30g khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng.

3. Cháo ý dĩ: ý dĩ nấu cháo cho ăn hằng ngày.

4. Cháo thục địa, nhục quế: nhục quế 3g thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng. Khi cháo được, cho thêm 30g rau hẹ tươi và chút muối gia vị.

5. Cơm kê: kê được đồ hoặc nấu thành dạng cơm xôi.

6. Súp bào ngư, củ cải, cà rốt: bào ngư khô 20g (tươi 60g) củ cải 100g cà rốt 100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc liều lượng tùy ý cùng gia vị thích hợp, nấu thành dạng súp cho ăn thường ngày hoặc cách 2 - 3 ngày/lần.

7. Cá chép hầm đậu đỏ: cá chép 1 con (khoảng 500g) xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g ớt đỏ 6g thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước; nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tùy ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng.

Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn cháo cá chép hầm đậu đỏ

Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn cháo cá chép hầm đậu đỏ

8. Canh thịt dê, đậu hũ: phổi dê 1 lá, thịt dê 100g đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành canh.

9. Dạ dày bò nấu dấm chua: dạ dày bò 200g thái lát nấu với dấm và gia vị thành dạng canh súp.

10. Ngỗng hầm song bổ thang: thịt ngỗng 1kg thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Thịt ngỗng chặt nhỏ, thịt lợn thái lát, sơn dược, sa sâm, ngọc trúc đều thái nhỏ, thêm gia vị và lượng nước thích hợp, hầm nhừ.

11. Canh lá sen, cá trạch: cá trạch 200g lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh.

12. Rùa hầm bắp nếp: thịt rùa 200g ngô nếp hoặc ngô tẻ 200g. Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh súp.

13. Canh trai, rau hẹ: trai 150g, rau hẹ 60 - 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Hoặc hẹ xào: hẹ tươi 90 - 150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối để ăn.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật