Âm nhạc tác dụng tới cơ thể con người như thế nào?

Người xưa cho rằng, âm nhạc có thể “thông thần minh”, có liên quan tới tính khí con người, tiếng nhạc có thể đả thông huyết mạch, lưu thông tinh thần, có thể làm người ta buồn cũng có thể làm người ta vui, điều chỉnh tính khí.

Ngoài ra, sự lên xuống cao thấp, âm dương, quay vòng của âm nhạc có thể điều chỉnh cân bằng âm dương cho cơ thể con người, vì vậy, âm nhạc có tác dụng phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người.

Âm nhạc bộc lộ tình cảm của con người

Theo cổ nhân, âm nhạc khởi nguồn từ thanh âm của giới tự nhiên, “thiên nhân hợp nhất”, giữa con người và trời đất có một mối quan hệ mật thiết, vậy nên đối với tinh thần và tạng phủ của nhân thể, âm nhạc cũng có những ảnh hưởng tương ứng.

Cổ nhân cho rằng, âm nhạc có khả năng làm lắng đọng tinh thần tình cảm trong những ca khúc, từ đó mà đạt được mục đích “khí hòa, thân nhu” (tinh thần hòa hoãn, thân thể thư giãn).

Theo y học cổ truyền, muốn dùng âm nhạc để chữa bệnh phải nắm được “Ngũ âm”. Ngũ âm là năm bậc âm có tên gọi là: Giốc, Chủy, Cung, Thương và Vũ trong âm gia ngũ thanh của âm nhạc cổ đại phương Đông. Những bậc âm đơn độc không thể thành âm nhạc, tựa như phương thức vận động đơn nhất của khí không thể tạo ra sinh mệnh vậy.

Nếu lấy một âm nào đó làm chủ âm, các âm còn lại vây quanh chủ âm để sắp xếp và tổ hợp có thứ tự thì cấu thành âm nhạc có điệu thức được quy định. Năm loại sóng thanh đó của âm nhạc có điệu thức khác nhau mà rung động, ảnh hưởng tới phương thức vận động của khí trong cơ thể, được phân biệt theo khí Mộc mở rộng phóng ra, khí Hỏa dâng lên, khí Thổ bình ổn, khí Kim thu lại và khí Thủy hạ xuống.

Ảnh hưởng tới tạng phủ thì phân biệt với 5 hệ thống lớn là Tâm, Can, Tỳ, Phế và thận Trong đó, Giốc là âm mộc thông với Can, có thể thúc đẩy sự phát triển mở ra của khí cơ toàn thân, điều tiết sự khai thông và nội tiết của gan mật, trợ tim và khai thông tỳ vị; Chủy là âm hỏa thông với Tâm, có tác dụng nâng cao khí cơ toàn thân, điều tiết công năng tâm tạng, giúp cho làm mạnh tỳ, vị và phổi; Cung là âm thổ thông với Tỳ, có thể thúc tiến sự ổn định của khí cơ toàn thân, điều chỉnh công năng tỳ và vị, lại có tác dụng bảo vệ phế khí, lợi thận thủy; Thương là âm kim thông với Phế, có thể thúc tiến khí cơ toàn thân, thu lại, điều tiết phế khí, lại có khả năng bảo vệ thận và kiềm chế gan và Vũ là âm thủy thông với Thận, có thể thúc đẩy hạ giảm khí cơ toàn thân, điều tiết công năng của thận và bàng quang, lại có khả năng trợ can âm, chế tâm hỏa.

Từ đó sẽ làm thông sự liên hệ nội tại của ngũ âm, ngũ tạng và năm loại phương thức vận động của khí. Ngũ âm thông qua ảnh hưởng đối với công năng của khí cơ và tạng phủ có thể đạt được mục đích ưu hóa trạng thái tâm lý, kích phát sự biến đổi của tình cảm. Mà sự ưu hóa trạng thái tâm lý với độ thích hợp của biến đổi tình cảm, ngược lại, có thể điều chỉnh công năng của tạng phủ tương ứng, đó là nguyên lý trị liệu của ngũ âm.

Âm nhạc liệu pháp trị bệnh

Liệu pháp nhạc an thần là phương pháp dùng khúc nhạc uyển chuyển mềm mại có thể làm an thần tĩnh tâm, trấn tĩnh ru ngủ để làm tiêu tan sự căng thẳng và nôn nóng.

Liệu pháp nhạc giải uất là dùng nhạc khúc có công năng khai thông tâm sự, giải mối uất sầu để làm hết bệnh tính, tình buồn tích tụ trong lòng.

Liệu pháp nhạc đau buồn là dùng khúc điệu tiết luật trầm thấp, bi thương thảm thiết khiến lòng người rung động mà đạt hiệu quả nghệ thuật của “bi thắng nộ” (buồn thương thắng giận dữ).

Liệu pháp nhạc tươi vui là dùng âm nhạc khiến cho con người cảm thấy nhẹ nhõm, sảng khoái, vui mừng mà xóa bỏ bệnh tình bi ai, ưu tư, uất ức.

Ngoài việc nghe nhạc, các hoạt động liên quan đến âm nhạc như thổi, kéo, đàn, hát không chỉ có lợi cho sức khỏe của người diễn xuất mà còn có lợi cho cả người nghe. Ví như:

Tiết tấu âm nhạc: khảo 60 nhịp là tiết tấu phù hợp với việc điều trị dưỡng bệnh. Con người và giới tự nhiên thể hiện mối quan hệ tương ứng. Vạn vật trong giới  tự nhiên đều có tiết tấu riêng của mình như bốn mùa giao nhau, ngày đêm luân phiên, trăng tròn rồi lại khuyết, có bình minh có hoàng hôn… Bản thân con người cũng có tiết tấu riêng như hít thở, mạch đập, ngày ăn 3 bữa, đêm ngủ ngày thức… Tiết tấu của âm nhạc được rút ra từ chính cuộc sống của con người.

Một học giả của Liên Xô nghiên cứu phát hiện ra rằng, mỗi tiết tấu âm nhạc khoảng 60 nhịp/phút với tiết tấu mạch đập sinh lý tự nhiên ở người khỏe mạnh là mỗi phút khoảng 60 nhịp có sự cộng hưởng tốt với nhau, như thế có tác dụng rất tốt cho việc giữ gìn cho thể xác và tinh thần được cân bằng, huyết mạch, hít thở lưu thông vừa hợp lý không bị ức chế là tiết tấu tốt nhất để điều dưỡng thể xác và tinh thần.

Kéo dài âm điệu: Từ xưa, cổ nhân đã có liệu pháp “Ca vịnh”. Y học cổ truyền  cho rằng, “Ca vịnh có thể dưỡng tâm tính” bởi “trường ca có tác dụng làm tâm tình thoải mái”. Do ca hát phải vận dụng khí của Đan điền “đưa ra cổ họng để thông suốt tâm mạch” có tác dụng hồi phục họng, hàm, khí quản, miệng, môi, lưỡi. Trung tâm Nghiên cứu lão học của Mỹ cho rằng “ca hát giúp con người trường thọ”. Kiểu hát ca như vậy phải dùng sức nên cũng là một hình thức vận động điều tiết cơ bắp, các cơ quan hô hấp Nó có thể giúp cơ ngực phát triển một cách hiệu quả mà hiệu quả của nó tượng tự như các hoạt động bơi lội, chèo thuyền và tập yoga Khi hát, người bệnh cố ý kéo dài âm điệu 15-25 giây (với trẻ em từ 10-15 giây) được gọi là liệu pháp kéo dài âm điệu. Nó có tác dụng thông khí đẩy đờm có lợi trong quá trình phục hồi sức khỏe của người bị thở gấp viêm phế quản mạn tínhcác bệnh về đường hô hấp khác. Phương pháp này dễ áp dụng cho trẻ em bị hen phế quản

Liệu pháp thổi nhạc: Chơi nhạc thổi không chỉ tăng cường sự linh mẫn của hệ thần kinh mà còn làm tăng hoạt động lục phủ ngũ tạng và một số cơ bắp khác, giúp cải thiện chức năng hô hấp tiêu hóa tuần hoàn, cơ bắp và hệ thần kinh Chơi nhạc thổi có lợi cho việc hồi phục ở người mắc bệnh về hệ hô hấp, giúp gia tăng dung lượng sống của phổi, tăng sức hoạt động của cơ hoành Kỹ thuật chơi nhạc thổi chủ yếu dùng tới hơi, môi, ngón tay lưỡi nên làm tăng sự vận động của các bộ phận này, đồng thời làm tăng sức hoạt động của đường hô hấp ngực, bụng, hông, lưng, mà đặc biệt là cơ hoành, giúp cho việc cải thiện tình trạng thở gấp của người mắc bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, còn có tác dụng như tập khí công vì chơi nhạc thổi giúp tập trung tinh thần để điều tâm, chơi nhạc cụ thổi đòi hỏi tư thế diễn tấu nhất định để điều thân vì phải lấy hơi để thổi nên phải lấy phương pháp thở ngực, bụng để điều tiết hơi thở. Rõ ràng chơi nhạc cụ thổi có tác dụng chữa trị tựa như “nội dưỡng công”, giúp khả năng hít thở được tăng cường, có lợi cho việc phục hồi sức khỏe của người mắc bệnh đường hô hấp.

 

Nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra rằng, âm nhạc có tác dụng tới cơ thể con người ở hai lĩnh vực: Một là tác dụng vật lý, theo nghiên cứu, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có một tần số chấn động nhất định, khi mắc bệnh, tần số chấn động của cơ quan đó sẽ thay đổi, trong khi đó âm nhạc có thể điều chỉnh tần số chấn động của các cơ quan đó hài hòa trở lại thông qua sự chấn động của âm thanh, từ đó có thể chữa được bệnh tật. Hai là hiệu quả tâm lý, những bài ca xúc động êm tai, âm điệu du dương nhẹ nhàng, tiếng nhạc như ngấm vào gan ruột làm người ta mê mẩn trong tiếng nhạc, loại bỏ những ưu phiền, từ đó tâm tính dần dần ôn hòa trở lại, hít thở sâu, nhẹ, toàn thân thư giãn nới lỏng, giảm căng thẳng thần kinh, do đó âm nhạc điều tiết được cơ thể và nội tạng có tác dụng hạ huyết áp làm lợi cho tim mạch, kích thích giảm đau giảm căng thẳng, giúp trấn tĩnh an thần chống lão hóa và hỗ trợ trị liệu ung thư  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật