Những việc nên làm sau khi sinh mổ nhiều bà mẹ chưa biết

Những việc nên làm sau khi sinh mổ nhiều bà mẹ chưa biết. Không đi tiểu tiện, đại tiện sẽ dễ dàng dẫn đến chứng bí tiểu, táo bón.

Hạn chế cười to và vận động mạnh: Bởi việc này sẽ làm ảnh hưởng đến vết mổ chưa lành. Mỗi khi định làm gì đó bạn nên giữ một chiếc gối vào vết mổ, việc này có thể giúp giảm đau được chút ít.

Chăm sóc cơ thể: Hồi phục sau sinh mổ cũng sẽ lâu và khó khăn hơn so với sinh thường, nguy cơ sản phụ bị nhiễm trùng hậu sản cũng cao hơn… Vì vậy, nếu bạn sinh mổ cần phải lưu ý và cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực, nhất là khi vừa đau với vết mổ vừa phải chăm sóc con nhỏ.

Cho trẻ bú ngay khi có thể: Các chuyên gia Y tế khẳng định, bạn hoàn toàn có thể cho trẻ bú ngay trong 1 giờ đầu sau sinh mổ dùng hình thức gây tê cục bộ. Với những bạn mổ bằng cách gây tê toàn thân, thời điểm thông thường có thể bắt đầu cho trẻ bú là sau khoảng 4 – 6 tiếng đồng hồ, khi thuốc gây tê bớt tác dụng. Cho trẻ bú sớm không chỉ giúp gắn kết tình mẫu tử tăng sức đề kháng cho trẻ mà còn giúp tử cung của bạn mau phục hồi giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.

Cố gắng di chuyển sớm và siêng vận động: Việc vận động, đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn, cũng như giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột tắc mạch máu… Ít hoặc lười vận động sau sinh mổ làm cho nhu động ruột chậm hồi phục, từ đó dẫn đến chứng táo bón rất khó chịu. Đồng thời, đây cũng là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng làm hình thành các cục máu đông ở chân, tay và gây viêm phổi sau phẫu thuật.

‘Làm bạn’ với gối: Các loại gối có phần ruột được dồn bằng chất liệu êm ái như bông hay lông vũ… sẽ là lựa chọn tối ưu giúp bạn vượt qua những cơn đau hậu phẫu thuật, vì bất cứ hoạt động nào gây áp lực lên vùng bụng như ho hắt hơi thậm chí là cười cũng có thể làm bạn rất đau đớn.

Lưu ý đến sản dịch: Dù bạn sinh mổ sản dịch vẫn sẽ chảy ra ngoài âm đạo như khi sinh thường, và đây là dấu hiệu cho thấy tử cung đang hồi phục tốt. Nếu thấy sản dịch không chảy ra sau sinh, sản dịch có mùi hôi, hay có màu đỏ tươi trở lại… cần phải báo ngay với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản sót nhau hoặc băng huyết rất nguy hiểm với bà bạn sau sinh.

Ăn nhiều chất xơ: Táo bón là một trong những khó chịu không hề nhỏ đối người vừa sinh mổ. Do đó, ngoài việc dùng các loại thuốc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ, bạn đừng quá kiêng khem mà hãy dung nạp nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây rau quả, uống nhiều nước, năng vận động và di chuyển. Đồng thời, nên tránh ăn quá nhiều mà cần chia thành nhiều bữa trong ngày, tránh các loại thức ăn tanh như cá, ốc vì chúng gây ức chế quá trình ngưng tụ máu không có lợi cho việc đông máu sau phẫu thuật, khiến vết thương lâu lành, thậm chí không lành được.

Chăm sóc và giữ vệ sinh vết mổ: Để không bị nhiễm trùng, các bạn nên đặt 1 miếng vải sạch lên trên vết mổ giúp tránh mồ hôi ra quá nhiều thấm vào vết mổ gây đau xót và lâu liền da. Khi tắm, có thể nhỏ vài giọt sữa tắm lên vết mổ, không chà xát mà chỉ cần vỗ nhẹ cho khô sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Thông thường, vết mổ sẽ tự lành trong vòng 1 tuần lễ. Tuy nhiên, nếu vùng da xung quanh vết mổ chuyển sang sưng đỏ, chảy nước màu xanh lá hay mủ, hoặc gây đau đớn, là lúc cần phải đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, vì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hậu sản.

Không nên nằm ngửa ngay sau sinh mổ: Sau ca sinh mổ, tác động của thuốc gây mê dần mất tác dụng sẽ khiến bạn đau đớn ngay tại vết mổ cũng như những cơn đau do co tử cung. Lúc này nếu bạn nằm ngửa sẽ khiến những cơn đau càng trở lên nặng nề hơn.Tư thế nằm tốt nhất cho bạn là nằm nghiêng so với giường một góc khoảng 20-30 độ, giường đệm êm và chắc chắn để hạn chế tối đa sự rung động đến vết mổ đẻ. Vị trí nằm này cũng khiến sản dịch trong cơ thể dễ dàng đi ra ngoài hơn nằm ngửa.

Không nên nhịn đi vệ sinh: Tâm lý đau vết mổ khiến bạn ngại đi tiểu tuy nhiên đây lại là việc vô cùng nguy hại đến sự phục hồi của sản phụ. Không đi tiểu tiện, đại tiện sẽ dễ dàng dẫn đến chứng bí tiểu táo bón Sau sinh nên uống thêm nước và đi tiểu ngay khi có nhu cầu sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo và kích thích hệ tiêu hóa giúp bạn nhanh phục hồi.

Ăn quá nhiều ngay sau sinh: Việc bổ sung dưỡng chất sau ca sinh mổ là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia khoa sản luôn khuyên chị em chỉ nên ăn cháo loãng trong ngày đầu mới sinh. Khi đã trung tiện được thì mới có thể ăn các thực phẩm khác.

Không nên’yêu’ sớm: Theo các chuyên gia khoa sản, sản phụ sau sinh phải mất ít nhất 42 ngày để hết sản dịch và tử cung mới dần co lại. Thời gian sau sinh, vết mổ đẻ ở tử cung cũng cần được chăm sóc và giữ gìn nên việc kiêng ‘yêu’ sớm là điều cần thiết. Quan hệ tình dục quá sớm sau sinh nở có thể khiến vết mổ đẻ bị ảnh hưởng, đồng thời sẽ khiến bạn tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín Bạn chỉ nên yêu lại sau 6-8 tuần sau sinh nở và khi đã sẵn sàng với cuộc ‘yêu’.

Bật điều hòa lạnh: Sau sinh nở lỗ chân lông của bạn vẫn còn mở rộng vì vậy bạn không nên để cơ thể quá lạnh. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng là 25-280C. Tốt hơn bạn nên mặc quần áo dài tay và đi một đôi tất mỏng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật