Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai cực nguy hiểm, chớ xem nhẹ

Khi mang thai, do khối lượng tử cung lớn dần chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản... gây ra sự ứ đọng nước tiểu - yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn (chủ yếu là vi khuẩn E.coli) phát triển.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu

Khi mang thai do khối lượng tử cung lớn dần chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản... gây ra sự ứ đọng nước tiểu - yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn (chủ yếu là vi khuẩn E.coli) phát triển.

Các vi khuẩn này từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo Vi khuẩn tiếp tục di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang, và cuối cùng lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận - bể thận cấp.

Những thể nhiễm khuẩn tiết niệu:

Nhiễm khuẩn thường: Thường không có triệu chứng lâm sàng. Kết quả xét nghiệm nước tiểu ở hai lần riêng biệt cho thấy có ít nhất 100.000 vi khuẩn/1ml nước tiểu. Bệnh có thể gây biến chứng viêm thận - bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (viêm bàng quang cấp): Thai phụ đái buốt, đái rắt, nước tiểu sẫm màu, có khi đái ra máu ở cuối bãi, cảm giác nóng bỏng và rát khi đái, không sốt, nguời mệt mỏi Khi làm xét nghiệm nước tiểu phát hiện protein âm tính. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận - bể thận cấp.

Nhiễm khuẩn tiết niệu cao (viêm thận - bể thận cấp):  Người bệnh sốt cao 39 - 40oC, mạch đập nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì đau vùng thắt lưng (đặc biệt là bên phải) buồn nôn và nôn nhức đầu đái buốt, đái rắt, phù toàn thân nhanh, có khi choáng do urê huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận cấp Ngoài ra, có thể bị suy tuần hoàn suy hô hấp cấp... Đây là thể bệnh nặng nhất, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

Viêm cầu thận cấp: Thai phụ bị phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh (2kg/tuần), tăng huyết áp tiểu ít, nhức đầu có khi mờ mắt, xét nghiệm nước tiểu có albumin niệu. Những triệu chứng này có thể rất dễ nhầm với tiền sản giật

Suy thận cấp: Người phù tiểu ít xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao. Bệnh có thể gây sảy thai trẻ đẻ nhẹ cân, non tháng hay thai chết lưu Nguyên nhân có thể do thận thiếu máu nuôi dưỡng, thường xảy ra trong trường hợp mẹ bị băng huyết mất nước rau bong non nhiễm khuẩn huyết

Phòng bệnh: Khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần. Vệ sinh sinh dục hằng ngày, không nên nhịn tiểu. Uống nhiều nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu Khi thấy hiện tượng bất thường tiểu ít, đái buốt, đái rắt, người mệt mỏi, hoa mắt đau đầu cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật