Khái quát chung về bệnh viêm thận bể thận mạn tính

Bệnh viêm thận bể thận mạn là bệnh có gây tổn thương viêm mạn tính ở nhu mô thận ở mô kẽ của thận hậu quả của quá trình nhiễm khuẩn chủ yếu từ đài bể thận vào thận. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. 

Viêm thận bể thận mạn là gì?

Viêm thận bể thận mạn là bệnh có gây tổn thương viêm mạn tính ở nhu mô thận, ở mô kẽ của thận, hậu quả của quá trình nhiễm khuẩn chủ yếu từ đài bể thận vào thận.

Hình ảnh viêm thận bể thận mạnHình ảnh viêm thận bể thận mạn

Nếu không do nhiễm khuẩn thì được gọi là viêm thận kẽ mạn tính viêm thận bể thận mạn là hậu quả của nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần và tác nhân của nhiều yếu tố kết hợp như tắc đường dẫn niệu, trào ngược nước tiểu bàng quang - niệu quản, nếu không được phát hiện và xử trí điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận mạntử vong

2. Nguyên nhân viêm thận bể thận mạn là gì?

Viêm thận bể thận mạn phần lớn do chủng trực khuẩn bắt màu gram âm: Escherichia Coli (E. coli), Proteus, Klebsiella, Pseudomonas, Enterobacter; cầu khuẩn gram dương: Streptococcus faccalis, Staphylococcus... hoặc do trực khuẩn lao di chuyển theo đường máu từ phổi đến ở bệnh nhân có lao phổi

Viêm thận bể thận mạn tính do virut nấm nhưng nguyên nhân này thường rất hiếm.

Tắc đường dẫn niệu thường do sỏi khối u bàng quang, u tuyến tiền liệt gây ứ nước rồi gây viêm thận bể thận mạn có nhiễm khuẩn kèm theo, gây ứ mủ ở thận.

Ngoài ra, bệnh nhân có bệnh lý trào ngược bàng quang - niệu quản hoặc tắc đường dẫn niệu cũng có thể dẫn tới viêm thận bể thận mạn

 

3. Các triệu chứng thường gặp

 Các biểu hiện có thể gặp khi người bệnh đến khám là sốt cao, rét run, đau vùng hố sườn lưng.

Các biểu hiện ở vùng bàng quang như đau tức, đái buốt, đát rắt, đái khó nước tiểu đục có khi đái mủ.

Bàng quang đau tức là một trong những biểu hiện của viêm thận bể thậnBàng quang đau tức là một trong những biểu hiện của viêm thận bể thận

Các triệu chứng thường gặp: Khi khám thấy bệnh nhân đau nhói vùng hố thắt lưng khi nắn, đôi khi sờ thấy thận to, hoặc đau lan vùng hố chậu, xuyên xuống dưới xương mu, lan ra tận bộ phận sinh dục ngoài. Có trường hợp kèm theo tăng huyết áp. Khi thận đã suy thì thường mệt mỏi chán ăn thiếu máu

4. Điều trị và phòng bệnh

Để chữa bệnh cần loại bỏ các yếu tố thuận lợi như lấy sỏi, cắt u phì đại tuyến tiền liệt tạo hình sửa van niệu quản - bàng quang dùng kháng sinh sớm theo chỉ định của bác sĩ.

Uống nước đủ mỗi ngày là cách phòng bệnh việm thận bể thận mạn hiệu quả nhấtUống nước đủ mỗi ngày là cách phòng bệnh viêm thận bể thận mạn hiệu quả nhất

Nguyên tắc phòng bệnh viêm thận bể thận mạn là chống các đợt nhiễm khuẩn tiết niệu và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho việc gây bệnh như sỏi, u, trào ngược nước tiểu... Hằng ngày phải uống đủ nước từ 2 - 2,5 lít đối với người lớn, vào mùa hè phải uống nhiều hơn, đảm bảo cho nước tiểu mỗi ngày tiết ra từ 1,5 - 2 lít.

Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục, tiết niệu. Đối với nữ giới cần giữ vệ sinh kinh nguyệt  

Một số thông tin chia sẻ trên đây mong rằng sẽ mang tới cho bạn đọc một cái nhìn khái quát nhất về bệnh viêm thận bể thận mạn để có các phòng tránh và điệu trị hiệu quả. Chúc các bạn sức khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật