Phụ nữ nhiễm HIV: Đừng từ bỏ hi vọng làm mẹ khi còn có cơ hội

Mặc dù mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/ADIS nhiều phụ nữ vẫn quyết định thực hiện thiên chức làm mẹ. Nhờ trang bị kiến thức, kỹ năng dự phòng không ít trẻ sơ sinh đã chào đời hoàn toàn âm tính với HIV.

Dù đã nhiễm HIV vẫn sinh con khoẻ mạnh, bình thường

Tại Việt Nam và trên thế giới vẫn có rất nhiều trường hợp, dù đã phơi nhiễm HIV nhưng chị em vẫn quyết định mang thai sinh nở sau khi đã tìm hiểu các thông tin liên quan.

Tờ Daily Mail (Anh) đã đưa tin về người phụ nữ có tên Amanda Mamadova, 34 tuổi, đã nhiễm HIV từ bạn trai cũ nhưng bạn trai mới của cô vẫn quyết định kết hôn với Amanda và sinh con bình thường, bất chấp nguy cơ lây nhiễm HIV. Suốt quá trình mang thai của Amanda, cô đã sử dụng thuốc chống vi-rút theo chỉ định của bác sĩ và kết quả thực sự hạnh phúc khi con gái của cô chào đời cũng như chồng đều âm tính với HIV.

Câu chuyện có thật về đôi vợ chồng trẻ người dân tộc Thái ở Quỳ Hợp, Nghệ An lần lượt qua đời sau khi người vợ hạ sinh con gái đầu lòng khiến dư luận ở Nghệ An xôn xao. Đáng nói là dù cha mẹ của em bé đều chết vì nhiễm HIV nhưng em vẫn khoẻ mạnh và phát triển bình thường, hoàn toàn không lây nhiễm từ cha mẹ, mặc dù cha mẹ em đều bàng hoàng khi biết tin mình nhiễm HIV và không có biện pháp phòng ngừa trong quá trình mang thai

Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp, người vợ (chồng) có H nhưng những đứa con họ sinh ra vẫn khoẻ mạnh, bình thường.

Mẹ bầu giật mình biết tin có H

Một người phụ nữ đang có cuộc sống bình thường, bỗng chốc nhận 'bản án tử hình', biết mình mang căn bệnh thế kỷ thật khó chấp nhận nổi. Nhưng một người phụ nữ đang mang trong mình một mầm sống mới, khi nghe tin nhiễm H nỗi đau tột cùng sẽ nhân lên gấp đôi. Nhưng, như thế không có nghĩa là chấm hết.

Nhiều bà bầu nhiễm HIV ngoài việc theo dõi tình hình thai nghén định kỳ thì song song đó cũng được kiểm tra chặt chẽ tình trạng lâm sàng của HIV và tuỳ theo thời điểm sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau bà bầu sẽ dùng thuốc kháng vi-rút (ARV) cho đến lúc sinh. Còn nếu phát hiện sớm, chị em sẽ được các bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị bắt đầu từ tuần thứ 28, tức là từ tháng thứ 7 của thai kỳ

Xét nghiệm HIV trong thai kỳ, chuyện không thể coi thường

Xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai là cách tốt nhất để phát hiện sớm HIV/AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm vi-rút HIV. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều thai phụ không thực hiện xét nghiệm này. Đa số các bệnh viện trung tâm y tế có phòng khám thai, bà bầu đều được tư vấn xét nghiệm HIV. Tuy nhiên, không ít chị em vẫn xem nhẹ việc xét nghiệm HIV với lý do: 'Hai vợ chồng tôi đều sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, nên tôi không nghĩ mình bị nhiễm HIV'.

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Lây truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra ở cả 3 thời kỳ:

- 10% trong thời kỳ mang thai

- 15% - 20% trong thời kỳ chuyển dạ đẻ

- 10% trong thời kỳ cho con bú

Tỷ lệ nhiễm từ mẹ sang con nếu không được điều trị dự phòng là khoảng 30% còn nếu người mẹ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng thuốc chống HIV ngay từ tuần thứ 28, thì khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con giảm xuống còn từ 2 - 8%.

Bên cạnh đó, việc can thiệp cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV trong 3 thời kỳ dưới đây cũng sẽ làm giảm số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ:

- Can thiệp trước sinh: Tư vấn xét nghiệm HIV, sàng lọc và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội sử dụng thuốc ARV… là những biện pháp hết sức cần thiết và hiệu quả làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Can thiệp trong khi sinh: Với bà bầu chưa tiếp cận các biện pháp can thiệp trước sinh, cần tư vấn xét nghiệm nhanh HIV, nếu dương tính thì sử dụng phác đồ ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo hướng dẫn. Cân nhắc chỉ định mổ lấy thai nhanh chóng lau sạch máu và sản dịch cho trẻ sơ sinh

Theo một chuyên gia y tế, với sản phụ nhiễm HIV, nếu được chỉ định mổ sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con ở mức thấp nhất. Nếu như việc sinh thường nguy cơ lây nhiễm cho trẻ là 40% thì việc sinh mổ sẽ giúp nguy cơ lây mắc của trẻ xuống khoảng 10%. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một quy định nào chỉ định bắt buộc sinh mổ với sản phụ nhiễm HIV.

- Can thiệp sau sinh: Tư vấn cho người mẹ về những lợi ích và nguy cơ lây nhiễm HIV khi nuôi con bú. Nên nuôi trẻ bằng sữa thay thế. Trường hợp không có điều kiện dùng sữa thay thế, người mẹ có thể cho còn bú hoàn toàn trong thời gian đầu, sau đó cai sữa và chuyển sang ăn dặm sớm. Trẻ vẫn cần được theo dõi và điều trị ARV 1 tháng sau sinh trước khi có kết quả xét nghiệm chính thức.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật