Người bệnh tiểu đường nên ăn gì trong ngày Tết để đảm bảo an toàn?

Nếu không biết điều tiết chế độ ăn trong ngày Tết thì hậu quả để lại sẽ rất nặng nề nhất là với bệnh nhân tiểu đường.

Câu hỏi:

Chào Bác sĩ! Bố tôi đang bị tiểu đường tuýp 1 nhưng rất thích ăn đồ ngọt và nhiều mỡ như bánh chưng, thịt đông, nem rán. Tết này có quá nhiều thức ăn ông thích. Xin hỏi, bố tôi được ăn những thứ gì trong Tết này? Cám ơn Bác sĩ!

Trả lời:

Bánh chưng, thịt đông, nem rán là món ăn cổ truyền của người Việt. Bánh chưng dễ ăn và hấp dẫn nhưng không phải ai cũng có thể ăn món ăn quen thuộc này. Hiện nay có khá nhiều người phải đối mặt trong đó nhiều bệnh phải kiêng đồ nếp, chất béo như: người thừa cân béo phì mắc bệnh tim thận đau dạ dày vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm..  vì vậy ăn thế nào để cho ngày Tết của bạn được khỏe mạnh và viên mãn nhất.

Ngoài ra, những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường không nên ăn bánh chưng ngọt người bị chững nhiễm mỡ máu không nên ăn bánh chưng mặn, người chức năng tỳ vị không tốt không nên ăn bánh chưng nguội.

Chất tinh bột ở gạo là nguyên nhân chủ yếu khiến năng lượng từ bánh chưng gấp nhiều lần các loại thực phẩm khác. Một góc nhỏ ở bánh chưng tương đương với 2 bát cơm tẻ. Với hàm lượng kalo cao bạn chớ nên lạm dụng bánh chưng trong ngày tết, hãy ăn ở mức vừa phải để bảo vệ sức khỏe

Về chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường ngày tết, ThS. Đinh Văn Tài-Chuyên khoa Nội-Bộ Y tế, cho biết:

Đái tháo đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin là tình trạng bệnh mạn tính trong đó tuyến tụy sản xuất insulin ít hoặc không sản xuất, đây là chất giúp cho tế bào hấp thụ glucose nhằm sinh năng lượng cho cơ thể. Trong kiểm soát bệnh đái tháo đường thì chế độ ăn kiêng đóng vai trò quan trọng. Với trường hợp của bố bạn, nếu đang bị bệnh đái tháo đường thì việc duy trì điều trị theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa là cần thiết, bên cạnh đó chế độ ăn cũng là yếu tố quan trọng trong kiểm soát đường huyết

Bố bạn cần lưu ý tới một số điểm trong chế độ ăn, gồm: tránh ăn các loại thực phẩm có nhiều đường (đường, mía, kẹo, bánh ngọt, trái cây đóng hộp,…). Hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột (cơm, mì xào bánh mì các loại khoai mì).

Tăng cường chất dinh dưỡng cho cho cơ thể qua thực phẩm: các loại đậu, đỗ rau xanh, thịt, tôm, cua, cá. Các thực phẩm như trái cây (lê, táo), rau, đậu ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

Do vậy, với việc thực hiện lời khuyên trên và dựa vào tình trạng sức khỏe thực tế, bạn nên khuyên bố đảm bảo chế độ ăn uống tuân thủ điều trị để kiểm soát bệnh đái tháo đường và duy trì sức khỏe ổn định.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật