Bất lợi từ việc tăng cân quá mức khi mang thai bạn nên biết

Tăng cân quá mức trong thai kỳ có thể gây ra những hậu quả không mong muốn như đái tháo đường thai kỳ, ảnh hưởng đến con...

Ảnh hưởng đến mẹ

Đái tháo đường thai kỳ: trong nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ tăng cân quá mức có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp đôi những phụ nữ tăng cân bình thường. Điều đó có nghĩa bé sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành. Chính vì vậy, việc quản lý cân nặng của bà bầu trong suốt quá trình mang thai là ưu tiên hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Thai to: thai phụ tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi thường có xu hướng to hơn, vì vậy mẹ sẽ bị mệt mỏi cổ tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân Hơn nữa, việc sinh con to cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung mất nhiều máu.

Mổ lấy thai: tỉ lệ mổ lấy thai cao khi siêu âm thai to đặc biệt ở những thai phụ có khung chậu bình thường hay hẹp. Phẫu thuật mổ lấy thai cũng trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn đối với các bà bầu béo phì Lớp mỡ dày dưới da sẽ khiến bác sĩ khó khăn hơn trong việc gây tê truyền tĩnh mạch…

Khó lấy lại vóc dáng sau sinh: khi tăng cân quá mức trong thai kỳ sẽ dẫn đến thừa cânbéo phì điều này cũng là trở ngại không nhỏ về thẩm mỹ làm cho thai phụ có thay đổi không tốt về ngoại hình như: da chùng không săn chắc sau khi sinh con, khó lấy lại vóc dáng sau sinh.

Ảnh hưởng đến con

Bất thường về tim: theo các chuyên gia thai nhi to cũng dễ bị phì các cơ quan trong cơ thể, điển hình nhất là những bất thường ở buồng tim dẫn đển xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ.

Ngạt khi sinh: sinh thai nhi quá to cũng là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ các mẹ chọn đẻ mổ không ngừng tăng. Khi thai nhi quá to, quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt, dễ gây tử vong.

Rối loạn chuyển hóa sau sinh: những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết hạ canxi huyết, kéo theo một loạt những nguy hiểm: hạ thân nhiệt suy hô hấp suy hệ tuần hoàn Nếu nguy hiểm hơn bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại não Các bé sơ sinh thừa cần đều có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường nhiều hơn các bé khác.

Chấn thương khi sinh: thai nhi quá to dẫn đến sinh khó, các bé dễ bị chấn thương, đặc biệt khi sinh có trợ giúp (giác hút, phoóc-xép) như: gãy tay gãy xương đòn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật