Bật mí 9 điều có thể bạn chưa biết về bệnh tuyến giáp

Các nghiên cứu đã cho thấy, phụ nữ có nhiều khả năng bị rối loạn tuyến giáp hơn so với nam giới. Theo đó, khoảng 30% phụ nữ ở độ tuổi trên 35 có nguy cơ mắc rối loạn này. Để chăm sóc và giữ gìn tuyến giáp khỏe mạnh, bạn nên biết 9 điều về bệnh tuyến giáp dưới đây:

1. Vấn đề sinh lý: Ít ham muốn tình dục có thể là hậu quả của rối loạn tuyến giáp Do vậy, nếu đột nhiên thấy ít hoặc thậm chí không có ham muốn tình dục hãy chú ý đến nguy cơ bị rối loạn tuyến giáp

2. Về về mái tóc: Nếu tóc bạn đang mỏng đi do rụng nhiều, có thể tuyến giáp đang sản xuất quá ít hormone

Tóc rụng quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu tuyến giáp bị rối loạn

Tóc rụng quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu tuyến giáp bị rối loạn

3. Vấn đề sinh nở: Vô sinh, chính xác hơn là không thể thụ thai sau 1 năm quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai nào. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tuyến giáp bởi điều này có thể gây trở ngại cho sự rụng trứng Ngoài ra, rối loạn tuyến giáp cũng gây ra các biến chứng khi mang thai Vì vậy, nếu bạn dự định có thai, hãy hỏi bác sĩ về tình trạng sức khỏe tuyến giáp của mình.

4. Chu kỳ kinh: Sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp. Bởi nếu tuyến giáp sản xuất quá ít hormone chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài, lượng kinh có thể thay đổi bất thường. Mặt khác, nếu tuyến giáp sản xuất hormone quá mức chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngắn, lượng kinh ít hơn.

5. Vấn đề cân nặng: tăng cân đột ngột hoặc khó giảm cân là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh suy giáp. Do vậy, nếu bạn không thay đổi chế độ ăn uống nhưng vẫn tăng cân hoặc nếu bạn có chế độ ăn kiêng hợp lý tập thể dục thường xuyên mà không thể giảm cân thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tuyến giáp. Ngược lại giảm cân đột ngột cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tuyến giáp đang có vấn đề.

6. Đậu nành và caffeine: Tiêu thụ các loại thực phẩm như đậu nành hoặc caffeine sẽ cản trở hiệu quả của thuốc điều trị bệnh tuyến giáp Mặc dù đậu nành có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nó hoạt động như một goitrogen (chất có thể khiến giáp trạng to lên). Ngoài ra, sau khi uống thuốc điều trị tuyến giáp, bạn hãy chờ một vài giờ nếu muốn uống cà phê nhé!

7. Lưu ý chế độ ăn: Rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng đến sự trao đổi chất Vì thế, thay vì ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để tăng sự trao đổi chất, người bị bệnh tuyến giáp nên ăn ít bữa hơn và các bữa ăn cách xa nhau để kiểm soát nồng độ leptininsulin giúp điều hòa sự trao đổi chất.

8. Vai trò của nước với tuyến giáp: Uống đủ nước là một trong những điều đơn giản bệnh nhân tuyến giáp nên làm để có một tuyến giáp khỏe mạnh. Nước giúp giảm sự thèm ăn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.

Uống đủ nước giúp tuyến giáp khỏe mạnh hơn

Uống đủ nước giúp tuyến giáp khỏe mạnh hơn

9. Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu nhận thấy bạn bị rối loạn tuyến giáp, bác sĩ sẽ kê thuốc hormone tổng hợp hoặc thuốc kháng giáp trạng tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Có nhiều loại thuốc tuyến giáp được kiểm chứng lâm sàng là có hiệu quả. Hãy hỏi bác sĩ về những loại thuốc này và liều dùng thích hợp nhất với tình trạng của bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật