Bật mí cho bạn cách chặn biến chứng cơn đau quặn thận

Triệu chứng điển hình của một cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản là cơn đau đột ngột, dữ dội, bắt đầu từ vùng thắt lưng sau đó lan ra phía trước theo đường dưới sườn và xuống cơ quan sinh dục ngoài.

Bệnh nhân phải gập người cho đỡ đaumồ hôi mặt tái đi, lo lắng, sợ hãi. Có thể kèm theo nôn buồn nôn hoặc đái máu cơn đau quặn thận cấp do sỏi niệu quản có thể gây những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Cơn đau quặn thận còn được gọi là “cơn đau bão thận” vì đây là cơn đau dữ dội, xuất hiện đột ngột khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản gây tắc làm tăng áp lực đột ngột trong thận. Chỉ một viên sỏi nhỏ thôi mà có thể tạo nên cả một cơn đau bão táp như vậy.

Trường hợp điển hình: Cơn đau đột ngột, dữ dội, bắt đầu từ vùng thắt lưng sau đó lan ra phía trước theo đường dưới sườn tại rốn và xuống tận cơ quan sinh dục ngoài. Bệnh nhân phải gập đôi người cho đỡ đau, vã mồ hôi mặt tái đi, lo lắng, sợ sệt. Có thể kèm theo nôn buồn nôn và/hoặc đái máu. Các loại thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng. Cơn đau tăng lên dữ dội nếu uống nước sỏi niệu quản - nguyên nhân gây cơn đau quặn thận

Trường hợp không điển hình: Cơn đau lưng nhẹ, thoáng qua dù không dùng thuốc Nếu sỏi ở thấp gần bàng quang bệnh nhân có thể có biểu hiện buồn đái nhiều lần nhưng chỉ đi được với số lượng ít hoặc không đái được; đái buốt hoặc chỉ đau tức nhẹ vùng bìu hay gốc dương vật hoặc vùng môi lớn nếu ở phụ nữ Các trường hợp cơn đau quặn thận này dễ bị bỏ sót dẫn đến biến chứng, giãn thận niệu quản.

Cần lưu ý rằng ngay cả khi cơn đau quặn thận hết đau hoàn toàn cũng không có nghĩa là “bệnh” đã khỏi, cần được khẳng định có còn sỏi niệu quản hay không bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc khi đã đái ra sỏi.

Trên thực tế, khoảng 1/2 số người có sỏi nhưng không hề đau. Đây là “sỏi im lặng ” - loại sỏi nguy hiểm nhất vì chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn đã biến chứng hoặc thận mất chức năng (thường phải cắt thận). Điều đáng chú ý là ngay cả khi đã phát hiện ra sỏi, bệnh nhân vẫn thường không tuân theo chỉ định can thiệp ngoại khoa của bác sĩ vì họ nghĩ đơn giản là không đau thì không cần điều trị, dẫn đến các hậu quả nặng nề không đáng có!

Làm sao để chẩn đoán xác định?

Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp Xquang thường được áp dụng để xác định bệnh, tuy nhiên cũng có thể bỏ sót nhất là khi bụng bị trướng hơi. Chụp cắt lớp CT luôn cho kết quả chính xác.

Điều trị cơn đau quặn thận

Điều trị nội khoa luôn là bước điều trị đầu tiên, chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thuốc giảm viêmkháng sinh

Điều trị ngoại khoa được áp dụng sau khi đã điều trị nội khoa hoặc được chỉ định ngay nếu có một trong các dấu hiệu nặng sau: sốt; suy thận; vô niệu (không có nước tiểu); sỏi niệu quản hai bên hoặc ở người chỉ có một thận độc nhất; đau dữ dội không thể khống chế được bằng thuốc (nguy cơ vỡ đáy đài thận). Đồng thời, nếu kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy sỏi lớn hơn 6mm (lòng niệu quản bình thường rộng chỉ 3-4mm); hình ảnh ngấm thuốc cản quang quanh thận; hình mờ lớp mỡ quanh thận; phù nề quanh niệu quản; viêm thận - bể thận, thận ứ mủ, áp-xe, chậm tiết, thận câm.

Các phương pháp điều trị cơn đau quặn thận ngoại khoa

Nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi bằng laser và đặt ống thông JJ là lựa chọn hàng đầu để chấm dứt các cơn đau quặn thận. Đây là phẫu thuật ít xâm lấn, không để lại sẹo mổ, ít đau. Với phẫu thuật viên có kinh nghiệm, thời gian nằm viện chỉ từ 12 - 24 giờ. Máy nội soi nhỏ được qua lỗ tiểu vào bàng quang, ngược dòng lên niệu quản đến tiếp cận với sỏi để tán vỡ bằng laser, các mảnh sỏi vỡ nhỏ được gắp hoặc hút ra.

Tán sỏi ngoài cơ thể được áp dụng trong một vài trường hợp cụ thể do phẫu thuật viên chỉ định.

Phương pháp mổ phanh hiện nay không còn sử dụng do tính xâm hại lớn.

Biến chứng nếu không được điều trị của cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận cấp do sỏi niệu quản có thể gây những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Sau đây là những biến chứng có thể gặp:

Giãn, ứ nước thận niệu quản, vỡ đáy đài thận (fornix): Sỏi gây tắc sự thoát nước tiểu từ thận qua niệu quản làm giãn thận niệu quản phía trên. Áp lực trong thận tăng cao đột ngột gây cơn đau quặn thận dữ dội. Giảm đau chỉ là điều trị triệu chứng, bản chất của vấn đề là phải loại bỏ sớm nguyên nhân gây tắc (sỏi) làm tăng áp lực trong thận. Nếu không khống chế được, áp lực trong thận tiếp tục tăng sẽ dẫn đến vỡ đáy đài thận, nước tiểu thoát khỏi thận, điều này được xác định trên phim chụp với hình ảnh ngấm thuốc cản quang quanh thận; hình mờ lớp mỡ quanh thận.

Ứ mủ thận: Do ứ nước thận nhiễm trùng biểu hiện với sốt rét run đau vùng thắt lưng

Suy thận cấp, ít nước tiểu hoặc không có nước tiểu dễ xảy ra ở người chỉ có một thận độc nhất hoặc bị cả hai bên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật