Bốc hỏa không do mãn kinh, vì sao, bạn đã biêt chưa?

Chị em thường nghĩ “bốc hỏa” là do mãn kinh ở phụ nữ. Nhưng trên thực tế, nhiều người chưa đến tuổi mãn kinh vẫn bị “bốc hỏa”. Vì sao vậy?

Do thuốc hoặc thực phẩm gây bốc hỏa

“Bốc hỏa” do nhiều nguyên nhân ngoài mãn kinh: nhiều chị em chưa đến tuổi tiền mãn kinh nhưng vẫn bị những cơn bừng “bốc hỏa” hành hạ.  Bạn sẽ bị cơn bốc hỏa khi thân nhiệt tăng cao, đắp chăn quá nóng uống nước nóng, khi nhiệt độ phòng quá cao…

Cơn bừng bốc hỏa có thể là tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc bạn dùng như: Raloxifene (Evista) là loại thuốc được kê cho người bị loãng xương; tamoxifen (Tamoxifen và Nolvadex) là loại thuốc dùng để điều trị ung thư vú; do tác dụng không mong muốn của hóa trị; tramadol, là thuốc giảm đau…

Khi uống, các thuốc này có thể làm da bạn nóng bừng như bốc hỏa trong người, tuy các tác dụng này thường hiếm gặp

Các loại thức ăn cay nóng như: ớt một vài loại thực phẩm đóng gói sẵn có thể tạo ra một sức nóng rất lớn, có thể làm giãn các mạch máu và kích thích các dây thần kinh Một số người khi uống rượu cũng có thể tạo ra cảm giác giống như bốc hỏa.

Bốc hỏa do căng thẳng

Khi bạn bị căng thẳng lo lắng hoặc buồn rầu, cơ thể bạn sẽ tiết ra các hormone như epinephrine và norepinephrine. Các hormone này làm tăng lưu lượng máu và tạo ra cảm giác nóng khắp người. Trạng thái đỏ mặt, nóng bừng mặt cũng có thể là kết quả của rất nhiều các yếu tố, như căng thẳng tổn thương tủy sống và chứng đau nửa đầu. Nóng bừng cũng có thể làm cho da chuyển sang màu đỏ và bạn sẽ có cảm giác rất nóng.

Mặt khác, nóng bừng có thể là phản ứng dị ứng của da với một số loại thực phẩm hoặc các tác nhân của môi trường như nhiệt độ khói bụi hóa chất…

Những rối loạn và bệnh lý gây bốc hỏa

Các cơn bừng bốc hỏa còn liên quan đến hormon Các bác sỹ chuyên khoa cho rằng vùng dưới đồi là nguyên nhân chính của hiện tượng bốc hỏa, nó là một phần của não bộ có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Sự suy giảm estrogen một cách tự nhiên ở phụ nữ lớn tuổi có thể làm cho vùng dưới đồi hoạt động kém hiệu quả. Rối loạn chức năng vùng dưới đồi có thể được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormon.

Một số bệnh lý như: rối loạn tiêu hóa chấn thương vùng đầu, rối loạn về gen…đều có thể dẫn đến bốc hỏa.

Bốc hỏa còn là triệu chứng của bệnh cường tuyến giáp Đây là bệnh do tuyến giáp tăng hoạt động, thường xảy ra khi tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormon thyroid.

Bệnh cường giáp thường kèm theo các triệu chứng khác, như sụt cân nhanh, thay đổi về nhu động ruột, rối loạn nhịp tim… Việc điều trị cường giáp thường phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, các loại thuốc chẹn beta hoặc các loại thuốc dùng cho tuyến giáp được sử dụng để làm giảm các triệu chứng. Phẫu thuật có thể sẽ được chỉ định trong những trường hợp bệnh rất nặng, để loại bỏ vùng bị rối loạn hoạt động của tuyến giáp.

Như vậy tình trạng bốc hỏa sẽ xảy ra ở hai trường hợp: một liên quan đến tiền mãn kinh và mãn kinh và hai là các rối lọan bệnh lý không liên quan đến mãn kinh.

Tình trạng tiền mãn kinh và mãn kinh gây ra các cơn bừng bốc hỏa, thường xảy ra khi phụ nữ bước vào tuổi 40 đến 50 trong đó giai đoạn tiền mãn kinh có thể xảy ra trước mãn kinh thực sự 10 năm. Điều này có nghĩa là phụ nữ sẽ phải trải qua cảm giác bốc hỏa rất nhiều năm trước khi chu kỳ kinh nguyệt của họ hoàn toàn chấm dứt.

Bác sỹ sẽ cân nhắc dựa vào các triệu chứng, tuổi tác, tiền sử gia đình và thói quen lối sống của bạn, để chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Các bệnh lý và rối loạn khác gây ra các cơn bốc hỏa ở mọi độ tuổi của phụ nữ, bao gồm các trường hợp nói trên đây.

Vì vậy chị em phụ nữ cần ghi lại nhật ký bốc hỏa để giúp bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh lý gây nên tình chứng bệnh này. Bạn nên ghi lại thật chi tiết mỗi lần bốc hỏa, bao gồm cả những gì bạn đã ăn trước khi bị bốc hỏa. Danh sách triệu chứng dạng như vậy có thể giúp xác định được những thói quen nào bạn nên thay đổi và cũng có thể giúp bạn tránh được các nguyên nhân và giảm các triệu chứng khó chịu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật