Các phương pháp điều trị viêm túi mật theo chuyên khoa

Viêm túi mật là một bệnh cấp tính thường gặp, có thể do nhiễm khuẩn hoặc do giun chui ống mật, sỏi ống mật chủ và các bệnh lý đầu tụy tạng làm hẹp ống mật chủ...

Các phương pháp điều trị viêm túi mật

Nếu chẩn đoán viêm túi mật sẽ được nhận vào bệnh viện Khi đang ở trong bệnh viện có thể không được phép ăn hoặc uống, và có thể được cho dịch thông qua tĩnh mạch chủ yếu có 2 phương pháp điều trị viêm túi mật như sau:

Có 2 phương pháp điều trị viêm túi mật

Có 2 phương pháp điều trị viêm túi mật

1. Điều trị nội khoa

Người bệnh viêm túi mật bắt buộc phải nghỉ ngơi truyền dịch để nuôi dưỡng và cân bằng nước điện giải. Đồng thời sử dụng các thuốc giảm đau, giãn cơ trơn như nospa hay sparmaverin.

Hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh có thể lựa chọn để điều trị bệnh viêm túi mật Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng các kháng sinh có tác dụng trên vi khuẩn gram âm như quinolon thế hệ 2 và kháng sinh có tác dụng trên các vi khuẩn kỵ khí như nhóm imidazole.

Trong trường hợp bệnh nặng cần sử dụng phối hợp kháng sinh và dùng bằng đường tiêm, thường phối hợp thêm với cephalosporin thế hệ 3 như cefotaxim, ceftriazon hoặc cefuroxim Ngoài ra, trong quá trình điều trị, các bác sĩ cũng cần chú ý đến nhiễm các vi khuẩn kị khí, do đó cần phối hợp thêm Metronidazol hoặc clindamycin

Thuốc kháng sinh cũng hỗ trợ điều trị viêm túi mật

Thuốc kháng sinh cũng hỗ trợ điều trị viêm túi mật

2. Điều trị ngoại khoa

+ Mổ cấp cứu: trong trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa mà tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng hoặc có biến chứng ngoại khoa như túi mật hoại tử, thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật. Hiện nay, thường mổ túi mật qua đường mổ nội soi

Trong trường hợp viêm túi mật hoại tử thì thông thường viêm túi mật cấp do sỏi hoặc không, Nhưng sau đó, do thiếu máu và hoại tử thành túi mật, do các vi khuẩn sinh hơi kị khí. Tử vong loại này thường cao hơn, do vậy, trong những trường hợp này người bệnh cần được mổ sớm, đồng thời cũng cần phối hợp với phương pháp hồi sức kháng sinh thích hợp.

+ Mổ phiên: thường sau một đợt điều trị nội khoa để ổn định nhiễm trùng, nhất là ở người giàbệnh tim mạch đái tháo đường để chuẩn bị bệnh nhân được tốt hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật