Cách điều trị gai cột sống để bệnh không làm phiền bạn

Bệnh gai đôi cột sống không phải là bênh nguy hiểm đến tính mạng mà chủ yếu gây đau làm cho người bệnh thấy khó chịu.

Câu hỏi 1: Chào Bác sĩ! Năm nay em 30 tuổi. Cách đây 5 năm em bị đau thắt lưng, em nghĩ mình bị thận (sỏi thận) nhưng khi đi chụp X- Quang thì Bác sĩ bảo em bị gai đôi đốt sống 1. Khi nghe vậy e rất hoang mang, sau đó em đã uống thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh và cả thuốc đông y ngâm rượu uống, từ đó đến nay cứ hôm nào làm nặng thì nó lại đau. Vậy Bác sĩ cho em hỏi bệnh gai đôi này nó có lan không?

Có cách nào làm cho nó hết gai được không? Bệnh gai đôi này nó có nguy hiểm không? Nếu mình mổ thì có ảnh hưởng và cắt bỏ gai được không? Và ở trong nam có Bệnh viện chuyên trị bệnh đó không vì hiện em đang ở Thuận An Bình Dương. Em rất mong được các Bác sĩ tư vấn giúp. Em cảm ơn!

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai, Bộ Y tế, trả lời:

Chào bạn!

Gai đôi cột sống thường gây đau là do trên thân các đốt sống mọc ra chồi xương, mỏ xương chèn ép vào hệ thống thần kinh, cơ cạnh cột sống gây đau Gai đôi cột sống có thể do bẩm sinh hoặc có thể là biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở độ tuổi trung niên trở đi, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới do nam giới thường phải làm nhiều công việc vất vả, nặng nhọc hơn.

Tuy nhiên bệnh thoái hóa cũng có thể xuất hiện sớm hơn ở những người mang vác nhiều, thường xuyên phải làm các công việc nặng. Vị trí thoái hóa cột sống thường gặp nhiều nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

Nếu gai đôi xuất hiện do thoái hóa cột sống thì bệnh hoàn toàn có thể tiến triển nặng thêm, có thể mọc thêm các gai xương mỏ xương ở các vị trí khác gây đau nhiều hơn. Nhìn chung các bệnh lý thoái hóa không thể chữa khỏi hoàn toàn được mà sẽ nặng dần lên theo tuổi, điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Nếu đau nhiều thì bạn có thể uống thuốc giảm đau tuy nhiên hầu hết các thuốc giảm đau đều gây tổn thương viêm loét niêm mạc dạ dày – tá tràng vì vậy chỉ dùng giảm đau hạn chế và chỉ dùng khi thật cần thiết, không nên lạm dụng thuốc giảm đau Hết thuốc bệnh nhân hoàn toàn có thể bị đau trở lại. Điều trị phẫu thuật cắt gai rât hạn chế vì đôi khi có thể làm cho tình trạng đau cột sống thắt lưng nặng nề hơn vì tại khi phẫu thuật phải can thiệp vào các hệ thống cân cơ, các dây chằng, đốt sống. 

Bệnh gai đôi cột sống không phải là bênh nguy hiểm đến tính mạng mà chủ yếu gây đau làm cho người bệnh thấy khó chịu. Bạn nên hạn chế tối đa làm các công việc nặng sẽ ít đau hơn và bệnh tiến triển chậm hơn.

Trong trường hợp, bạn vẫn muốn mổ cắt gai thì bạn nên đến khám tại các bệnh viện có khả năng phẫu thuật được cột sống để được các Bác sĩ trực tiếp thăm khám sau đó sẽ tư vấn và điều trị cho bạn.

Chúc bạn khỏe!

Câu hỏi 2: Chào Bác sĩ! Mẹ em đã bị bệnh gai xương lưng được 5 năm. Xin hỏi Bác sĩ bệnh này có thể chữa được không? Và chữa thế nào? Xin cảm ơn Bác sĩ!

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai, Bộ Y tế, trả lời:

Chào em,

Bệnh gai xương lưng của mẹ em là bệnh gai cột sống Đây là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống  

Mẹ em bị bệnh đã 5 năm. Căn bệnh này không điều trị khỏi hoàn toàn được mà chỉ điều trị giảm đau, giảm sưng nề, giảm ảnh hưởng của bệnh đối với sinh hoạt hàng ngày,… Ngoài dùng thuốc mẹ em cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giảm sự tác động của bệnh.

Các cách điều trị gai cột sống:

1. Thuốc

Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi gai gây đau, điều trị bao gồm:

- Nghỉ ngơi khi sưng, viêm, chườm đá.

- thuốc giảm đau: paracetamol celecoxib, melocicam.

- Thuốc giãn cơ: eperison.

- Bổ sung vitamin B1, B6, B12.

2. Vật lý trị liệu 

- Vật lý trị liệu xoa bóp luyện tập xương khớp tập yoga  

- Châm cứu (có thể làm giảm đau ở phần mềm). 

- Nằm ngửa, gối thấp; Không nằm võng, ghế bố, nệm mềm.

- Ngửa cổ hoặc kéo cổ; Nẹp cổ; Kéo dãn cột sống thắt lưng.

3. Thay đổi lối sống, sinh hoạt

- Nghỉ ngơi, hạn chế đi lại

- Hạn chế làm việc nặng như bê vác.

- Tránh tư thế đứng, ngồi khom lưng.

- chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thực phẩm giàu canxi hạn chế chất béo, tăng cường ăn rau củ quả.

- Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.

- Khi đỡ đau có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như tập thể dục tại chỗ, đi bộ, bơi.

4. Phẫu thuật 

- Phẫu thuật cắt bỏ gai khi gai chèn ép vào hệ thần kinh gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới toàn bộ chân tay và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hàng ngày.

- Gai cột sống có thể được phẫu thuật cắt bỏ, nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.

Thân mến!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật