Chỉ bạn cách phòng thoái hóa khớp bàn tay, bỏ qua cực phí

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay khởi xướng ở tuổi trưởng thành và thường gặp nhiều nhất là người tuổi từ 55 trở lên. Bệnh gây đau, làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động, thậm chí gây tàn phế và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Theo các chuyên gia, có tới 200 loại viêm khớp khác nhau và  loại thường gặp nhất là thoái hóa khớp viêm khớp có rất nhiều người gặp phải, có cả nam và nữ giới, thậm chí có cả trẻ em nhưng thoái hóa khớp chủ yếu gặp ở người đã trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi (NCT).

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là sự tổn thương dần dần bởi năm tháng các mô sụn, tổ chức dưới sụn, các tổ chức đàn hồi bảo vệ khớp (dây chằng khớp, bao khớp...) và ngay cả dịch khớp. Khớp nào cũng có thể bị thoái hóa nhưng khớp nào chịu lực nhiều nhất (khớp cột sống thắt lưng, khớp gối, cổ chân) hoặc thường xuyên vận động (cột sống cổ, khớp khuỷu, khớp bàn tay, ngón tay…) sẽ dễ bị thoái hóa hơn. Bệnh lý thoái hóa khớp thường nặng dần lên, nếu không đươc chữa trị sớm các phần sụn khớp có thể bị tách ra khỏi xương, các đầu xương sẽ bắt đầu cọ xát vào nhau, các dây chằng của khớp đó sẽ giãn ra và yếu dần.

Ở Việt Nam, theo thống kê thoái hóa khớp bàn tay ngón tay chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 14%), đứng hàng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp. Nguyên nhân của thoái hóa khớp bàn tay ngón tay chủ yếu là tuổi tác. Tuổi càng cao càng dễ bị thoái hóa khớp bàn tay ngón tay do lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp ngày một bị giảm sút càng làm cho sự lão hóa sụn khớp càng rõ. Ngoài ra, thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở NCT còn có thể do tiền sử mắc một số bệnh ở bàn tay như: chấn thương gãy xương khớp hoại tử xương viêm khớp dạng thấp (còn có nhiều khớp khác cùng bị viêm) bệnh gút mạn tính đái tháo đường thiếu canxi… hoặc do giảm lượng hoóc-môn sinh dục nữ (nữ giới) dẫn đến sự thay đổi tế bào sụn khớp, gây thoái hóa. Vì vậy, thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay nữ chiếm tỉ lệ đến  3/4 các trường hợp thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay (75%). Do đó phụ nữ là những người phải làm việc nhiều với bàn tay của mình với công việc nội trợ (giặt giũ, lau nhà, nấu nướng…) càng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay.

Ở Việt Nam, thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay chiếm tỉ lệ khoảng 14%

Biểu hiện của thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay sẽ được thể hiện khi chụp X-quang khớp bàn tay, với các dấu hiệu cơ bản là gai xương hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương.

Triệu chứng

Một trong các triệu chứng hay gặp nhất của thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là đau khớp Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên hoặc hai bên bàn tay, nhẹ hay nặng và đau tăng lên khi cứ động, vận động, giảm đau khi nghỉ. Đồng thời hạn chế khả năng vận động và tính linh hoạt của khớp sẽ bị suy giảm rõ rệt (không cầm nắm, xoay chuyển nhịp nhàng như khi chưa bị thóa hóa khớp), nhất là vào buổi sáng, lúc vừa ngủ dậy. Song song với đau khớp là cứng khớp. Cứng khớp làm hạn chế cử động, hạn chế các động tác cầm nắm, xoay chuyển. Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng vừa mới ngủ dậy. Cứng khớp biểu hiện như: bàn tay, ngón tay khó cử động hoặc cử động không mềm mại, uyển chuyển và dần dần sẽ xuất hiện hiện tượng khó thực hiện các thao tác trong sinh hoạt hằng ngày như: cầm nắm đồ vật không chắc (có khi cầm không chắc bị rơi đồ vật) hoặc thực hiện không chuẩn các thao tác khi mặc quần áo, tắm, rửa, giặt giũ. Song song với rối loạn các động tác cầm nắm, các cơ ở bàn tay, ngón tay cũng sẽ bị teo nhỏ dần và các khớp bàn tay, ngón tay có thể biến dạng. Vì vậy, hậu quả của thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay có thể dẫn đến tàn tật (cứng các khớp xương ngón tay, cơ bàn tay teo nhỏ, ngón tay bị biến dạng).

Cần phải làm gì?

Khi nghi ngờ thoái hóa khớp bàn tay cần đi khám bệnh để được điều trị và tư vấn. Nguyên tắc chung trong điều trị thoái hóa khớp là dùng thuốc kháng viêm giảm đau toàn thân hay tại chỗ kèm theo lý liệu pháp phòng biến dạng khớp. Tuy vậy, nên dùng thuốc gì và dùng trong bao lâu là công việc của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không nên nóng vội tự mua thuốc để điều trị, bởi vì thuốc chống viêm giảm đau sẽ có các tác dụng không mong muốn phải có ý kiến của bác sĩ mới được dùng.

Để khắc phục triệu chứng đau và cứng khớp ngón tay, hàng ngày nên ngâm bàn tay vào nước muối nhạt (nước muối sinh lý), ấm hoặc xoa bóp với dầu làm nóng (dầu chàm, cao sao vàng, dầu gió) hoặc xoa bóp bằng keo (gel) có chứa hoạt chất chống viêm (voltagel, deepheat, diclophenac…).

Lời khuyên của thầy thuốc  

Khi đã xuất hiện đau, mỏi khớp bàn tay, ngón tay nên thận trọng trong các thao tác làm việc. Cần hạn chế làm các động tác nặng, liên tục như dùng búa để đập đá, rìu để bổ củi và tránh gập, bẻ ngón tay. Hàng ngày nên tập vận động cổ tay, các ngón tay như co, duỗi, nắm nhịp nhàng khoảng 5 - 10 phút hoặc tập bóp bóng cao su hoặc xoay 2 quả bi đá có đường kính mỗi quả khoảng 3cm để giúp cho các khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay hoạt động nhịp nhàng, chống cứng khớp

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật