Dấu hiệu, triệu chứng và phòng ngừa bệnh cúm mùa hiệu quả

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do các chủng vi-rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.

Bệnh có thể lây lan qua hắt hơi ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm vi-rút sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp người bị suy giảm miễn dịch người già trên 65 tuổi trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong

Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 5 - 10% người lớn trưởng thành và khoảng 20 - 30% trẻ em bị nhiễm bệnh trong đó có 3 - 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 - 500 nghìn người tử vong. 

Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận khoảng 1,5 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm và nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi-rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Bệnh ghi nhận quanh năm và nhiều hơn vào mùa đông xuân.

Dấu hiệu và triệu chứng

Đặc trưng của cúm mùa là khởi phát đột ngột với sốt cao ho (thường là ho khan) đau đầu đau cơđau khớp khó chịu (cảm thấy không được khỏe) đau họngchảy nước mũi Hầu hết mọi người hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng một tuần mà không cần chăm sóc y tế. Nhưng cúm cũng có thể gây ra bệnh trầm trọng và chết người ở nhóm có nguy cơ cao. Thời gian ủ bệnh được biết như từ khi nhiễm đến khi bị bệnh là khoảng 2 ngày.

Dịch cúm mùa hàng năm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi lứa tuổi nhưng nguy cơ biến chứng cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng béo phì hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, người già trên 65 tuổi phụ nữ có thai, người lớn mắc các bệnh mạn tính và người bị suy giảm miễn dịch (bệnh tim mạn tính, phổi gan thận máu và các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường hay hệ thống miễn dịch kém) là những đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng rất cao. 

Sự lan truyền

Cúm mùa lan tràn dễ dàng và có thể lan đến trường học, nhà hộ sinh, nơi thương mại và các thành phố .Khi một người bị cúm ho các hạt nhỏ bị nhiễm bắn vào không khí và người khác hít chúng vào và trở nên phơi nhiễm. Vi-rút cũng có thể lây lan qua tay bị nhiễm vi-rút. Để ngăn ngừa sự lan truyền bệnh mọi người phải che mũi và miệng bằng các giấy mềm khi ho, và rửa tay đều đặn.

Điều trị

Thuốc kháng vi-rút là sẵn có ở một số quốc gia và có hiệu quả trong ngăn ngừa và điều trị bệnh. Có hai loại thuốc như thế: adamantanes (amantadine và remantadine) và  thuốc ức chế neuraminidase của cúm (oseltamivir và zanamivir). Một số vi-rút cúm phát triển đề kháng tới các thuốc kháng vi-rút, làm hạn chế hiệu quả của điều trị. Tổ chức y tế thế giới theo dõi sự nhạy cảm của các thuốc kháng vi-rút trong các chủng cúm lưu hành.

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới

WHO với các đối tác giám sát cúm trên toàn cầu, hàng năm khuyến cáo một tổ hợp vắc-xin cúm mùa và hỗ trợ các thành viên nỗ lực để phát triển các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát. WHO làm việc để tăng cường khả năng chẩn đoán cúm cấp vùng và quốc gia, giám sát bệnh, đáp ứng dịch và gia tăng độ bao phủ vắc-xin trong nhóm người có nguy cơ cao.

Phòng bệnh 

Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh hay bệnh trở nặng là chủng ngừa bằng vắc-xin. Ở người lớn khỏe mạnh vắc-xin cúm có thể phòng ngừa 70 - 90% các trường hợp đặc biệt do cúm. Ở người lớn tuổi, vắc-xin làm giảm sự trầm trọng của bệnh và biến chứng đến 60% và chết đến 80%.

Vắc-xin là đặc biệt quan trọng với những người nguy cơ cao của các biến chứng cúm trầm trọng, và cho những người sống với hay chăm sóc những người có nguy cơ cao.

Khuyến cáo phòng chống cúm mùa của Bộ Y tế:

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Giữ ấm cơ thể ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

- Tiêm vắc-xin cúm mùa phòng bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Khi có triệu chứng ho, sốt sổ mũi đau đầu mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật