Hội chứng chuyển hóa là nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, bạn có biết?

Các nhà nghiên cứu vẫn còn đang đi tìm nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin. Có thể do gen và do một số yếu tố từ môi trường gây ra, đặc biệt là tình trạng thừa cân và lối sống tĩnh tại thiếu vận động.

Không phải tất cả các chuyên gia đều nhất trí định nghĩa về HCCH hoặc thậm chí coi đó là tình trạng bệnh lý riêng biệt. Các nhà y học đã nói về hội chứng này từ nhiều năm nay với nhiều tên gọi như hội chứng X, hội chứng đề kháng insulin

Yếu tố nguy cơ mắc HCCH

Tuổi:

Nguy cơ mắc HCCH tăng lên với tuổi, tỷ lệ mắc bệnh < 10% ở lứa tuổi 20, tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60. Tuy nhiên, các dấu hiệu báo trước HCCH có thể thấy ở tuổi niên thiếu.

Chủng tộc:

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước nói tiếng Tây Ban Nha, người châu Á dường như hay có nguy cơ mắc HCCH hơn các chủng tộc khác.

Béo phì:

Chỉ số khối cơ thể (BMI) - là số đo của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. BMI > 23, tình trạng béo bụng với dáng người dạng quả táo (không phải dạng quả lê) làm tăng nguy cơ mắc HCCH.

Tiền sử đái tháo đường:

Nguy cơ mắc HCCH cao hơn ở người có tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường týp 2 hoặc bản thân có tiền sử bị đái tháo đường khi mang thai

Các tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc HCCH:

Tăng huyết áp hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và hormon sinh dục nữ.

Tại sao chúng ta cần biết về HCCH?

Vì HCCH làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường nếu người bệnh không thay đổi thói quen sống có hại để điều chỉnh tình trạng đề kháng insulinđường huyết cứ tiếp tục tăng cao.

Vì cholessterol máu cao và tăng huyết áp trong HCCH sẽ góp phần tạo nên mảng xơ vữa trong thành động mạch mảng xơ vữa này làm cho động mạch bị cứng lên và hẹp lại, từ đó dẫn đến đột quỵ tim và não.

Những việc mà người bệnh cần làm để chuẩn bị gặp bác sĩ

Khi hẹn khám phải hỏi xem có cần nhịn ăn trước đó không, có cần làm xét nghiệm đường máu khi đói trước khi đến khám không.

Viết ra tất cả các triệu chứng đã trải qua, kể cả các triệu chứng dường như không phải vì nó mà bạn đi khám bệnh.

Viết ra các thông tin cá nhân chủ chốt, kể cả các stress chủ yếu hoặc những thay đổi gần đây trong cuộc sống Nếu bạn đang theo dõi đường máu hoặc huyết áp tại nhà thì hãy mang bản theo dõi đó theo.

Liệt kê các thuốc đã dùng kể cả vitaminthuốc bổ.

Ghi rõ tiền sử gia đình. Đặc biệt cho bác sĩ biết có ai cùng huyết thống bị đái tháo đường hoặc bị đột quỵ hay không.

Đi cùng thành viên trong gia đình hoặc một người bạn nếu có thể. Họ có thể bổ sung một điều gì đó mà bạn quên hoặc bỏ sót.

Điều trị và phòng bệnh

Thể dục đều đặn

30 - 60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải như là đi bộ.

Giảm cân:

Giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin giảm huyết áp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Chế độ ăn uống lành mạnh:

Hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau hoa quả cá và các loại hạt

Ngừng hút thuốc lá:

Thuốc lá làm tăng đề kháng insulin

Khuyến cáo của Hội tim mạch Hoa Kỳ về xử trí HCCH

Mục đích hàng đầu của xử trí lâm sàng HCCH là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mắc đái tháo đường týp 2. Tiếp đó, việc điều trị hàng đầu là làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng như ngừng hút thuốc lá giảm cholesterol máu, điều trị tăng huyết áp và điều trị đái tháo đường.

Để quản lý trước mắt và lâu dài các yếu tố nguy cơ thì việc điều chỉnh lối sống là can thiệp hàng đầu để giảm các yếu tố nguy cơ mắc HCCH. Việc can thiệp để điều chỉnh các thói quen có hại cho sức khỏe bao gồm:

Giảm cân nặng để đạt được cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 - 22,9kg/m2).

Tăng cường hoạt động thể lực với đích cần đạt là phải hoạt động thể lực mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần.

Có thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe như ăn ít chất béo bão hòa ít cholesterol

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật