Mắc viêm gan B vì sex với người yêu, chủ quan không phòng bệnh

Do chủ quan và không có các biện pháp phòng vệ nên nhiều người đã vô tình lây bệnh cho người thân.

Lây bệnh vì ngại tiêm phòng

Theo công bố của Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, tại Việt Nam có  10 - 20 % dân số bị nhiễm viêm gan B. Do đó, tỉ lệ lây lan trong cộng đồng sẽ tương đối cao nếu người dân không được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ.

Thực tế cho thấy, nhiều bệnh nhân bị nhiễm bệnh từ những người xung quanh, đặc biệt là người yêu hoặc từ vợ, chồng. Có mặt tại Viện Y tế Dự phòng quân đội mới thấy được những trường hợp nhiễm bệnh dở khóc dở cười. C., một nhân viên văn phòng đến viện để xin ý kiến bác sĩ về phác đồ điều trị bệnh viêm gan B.

Cậu cho biết, mình chưa từng tiêm phòng viêm gan B và mới phát hiện mình bị nhiễm vi-rút trong đợt hiến máu gần đây, mặc dù khi còn là sinh viên, C. đã từng hiến máu vài lần và không gặp vấn đề gì. Nhiều lần, bác sĩ đã khuyên C nên tiêm phòng nhưng anh này cứ chần chừ. Đau khổ hơn, người lây bệnh cho C. chính là bạn gái, trong những lần quan hệ tình dục hay tiếp xúc gần gũi với người yêu, C. đã mắc bệnh.

Một con đường khác khiến viêm gan B lây lan là đường truyền từ mẹ sang con. O. mới sinh con đầu lòng cách đây khoảng 1 năm. Sau khi sinh con, O. mới tá hỏa phát hiện ra con mình bị mắc viêm gan B. O. và chồng không đi khám sức khỏe tiền hôn nhân và cũng do điều kiện gia đình nên cô không làm xét nghiệm máu mà chỉ đi khám thai định kỳ nên đã xảy ra sự việc đau lòng trên.

Theo bác sĩ Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng Quân đội thì viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường chính: quan hệ tình dục đường máu và truyền từ mẹ sang con.

Đây là căn bệnh mang tính toàn cầu vì trên thế giới có đến 2 tỷ người mắc bệnh. Bệnh không có tính di truyền nên không thể lây truyền từ đời trước sang đời sau nhưng nếu tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh thì nguy cơ lây nhiễm là có thể. Ngoài ra, tỉ lệ người mẹ có viêm gan B truyền sang con nằm trong khoảng 5 - 95 %.

Đa số những người mắc viêm gan B khi trưởng thành và có sức khỏe tốt sẽ tự khỏi bệnh nhưng với những người có sức đề kháng yếu thì nguy cơ bệnh tồn tại lâu dài trong cơ thể sẽ cao hơn và có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.

Làm gì để đề phòng lây bệnh?

ThS. BS Nguyễn Kiên Cường cho biết, cách tốt nhất đề phòng nhiễm bệnh là tiêm phòng viêm gan B đầy đủ.

Với những người có người yêu hoặc bạn đời nhiễm bệnh ngoài tiêm phòng thì trước khi quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm sinh miễn dịch bảo vệ. Nếu kết quả cho thấy có Anti Hbs trên 10 mIU/ml, tức là cơ thể đã sinh miễn dịch và có hiệu quả bảo vệ lâu dài. Nếu làm đầy đủ các bước trên thì nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ người có vi-rút được giảm thiểu.

Ngoài ra, theo BS Cường, với những cặp đôi có ý định tiến tới hôn nhân thì nên làm các xét nghiệm sức khỏe toàn diện. Đặc biệt là những xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm. Nếu 1 trong 2 người bị bệnh thì người kia nếu chưa tiêm phòng thì nên thực hiện.

Thêm vào đó, cần làm các xét nghiệm sinh miễn dịch để bảo biết được khả năng phòng bệnh của cơ thể. Mặt khác, nếu chưa biết rõ sức khỏe của đối tác thì các cặp đôi nên sử dụng bao cao su trong khi quan hệ.

Đối với những phụ nữ bị viêm gan B mà muốn mang thai thì nên đi làm xét nghiệm HbeAg. Việc này sẽ giúp biết được tỉ lệ đứa trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ có cao hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ có biện pháp cụ thể để phòng ngừa cho trẻ.

Nếu kết quả là HbeAg (-) thì tỉ lệ đứa trẻ nhiễm bệnh khi sinh ra sẽ ít hơn 10 %. Ngoài ra, trẻ mới sinh ra cũng nên được tiêm phòng viêm gan trong vòng 24 giờ đầu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật