Một số phương pháp giúp chữa trị hiệu quả bệnh lao xương
Lao là một bệnh nhiễm khuẩn do một loại trực khuẩn có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Một trong những loại bệnh lao hay mắc nhưng dễ bị bỏ qua là lao xương – đó là tình trạng viêm các khớp, xương do lao. Trong hệ xương khớp, cột sống thắt lưng là vị trí tổn thương thường gặp nhất trong bệnh lao xương. Bệnh lao xương khớp thường xảy ra ở độ tuổi 20 – 40. Yếu tố nhiễm bệnh từ mối quan hệ với người bệnh, nhất là lao phổi lao hạch lao thận bàng quang
Vi khuẩn từ vị trí tổn thương, theo máu di chuyển đến các khớp xương còn là hậu quả của bệnh lao hạch cổ, còn gọi là bệnh tràng hạt. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau lưng âm ỉ đau tăng dần và liên tục kèm theo sốt nhẹ về chiều. Có trường hơp ở bên ngoài thắt lưng phát triển khối u ấn vào thấy mềm, không đau nhức. Một thời gian khối u vỡ, giải phóng nước vàng và chất bã đậu, tạo vết loét gọi là “áp-xe lạnh ngoài cột sống”.
Trong đa số trường hợp, cột sống thắt lưng xuất hiện khối u nổi cộm dưới da, hạn chế cử động. Tình trạng này do vi khuẩn tấn công phần trước đốt sống, khiến phần còn lại của đốt sống bị lệch ra ngoài.
Do lao xương khớp tiến triển chậm, âm ỉ, người bệnh chủ quan dễ bỏ qua, không được điều trị và phát hiện kịp thời nên gây những biến chứng nghiêm trọng. Đó là: liệt tứ chi do vi khuẩn làm cột sống biến dạng chèn ép tủy sống và rễ thần kinh, ảnh hưởng đến các cơ quan, phổi, màng não... gây nguy kịch dẫn đến tử vong Lao xương để lâu không chữa còn có thể dẫn tới xẹp đốt sống gây gù nhọn. Nếu khối áp-xe vỡ vào trung thất thì còn gây chèn ép tim suy hô hấp trụy mạch dẫn tới tử vong.
Với tiến bộ của những phương pháp điều trị, bệnh lao xương có thể chữa khỏi hoàn toàn trong 9 – 12 tháng với điều kiện bệnh nhân phải tuân thủ theo chế độ điều trị và dùng thuốc nghiêm ngặt, không để vi khuẩn bị kháng thuốc
Bệnh nhân chủ yếu vẫn là dùng các thuốc chống lao theo đường toàn thân. Cần để khớp nghỉ tương đối ở giai đoạn đầu chừng 4 – 5 tuần bằng cách nằm trên giường cứng, không nên nằm trên đệm mềm, cũng không cần bó bột bất động tuyệt đối như cách điều trị trước đây. Sau đó, phải tập vận động khớp để tránh cứng khớp. Một số trường hợp phải can thiệp ngoại khoa như có ổ áp-xe lớn (cần dẫn lưu mủ, nạo lấy hết xương chết), chèn ép tủy do cột sống gấp khúc, đốt sống xẹp hoặc áp-xe lạnh (cần cắt lá cột sống, dẫn lưu áp-xe).
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:06 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:03 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:00 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:03 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:09 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:05 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:03 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:05 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:02 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:09 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023