Nguy cơ viêm phổi kẽ do thuốc chống nấm là như thế nào?

Itraconazol là một triazole kháng nấm. Thuốc có nồng độ cao trong mô như da do có ái tính với protein, đặc biệt là chất sừng, có hoạt phổ rộng kháng nhiễm nấm da, candida và malassezia. Itraconazol thấm được vào bản móng và giường móng nhờ vậy mà có tác dụng diệt nấm sinh bệnh tại móng tay, chân.

Sau khi uống, itraconazole đi vào tổ chức da tóc móng nhưng không quay trở lại hệ tuần hoàn do vậy sự tái tạo lớp sừng, tóc, móng được phục hồi từng bước ứng với sự giảm dần của itraconazole trong các tổ chức này.

Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau và với mỗi dạng được sử dụng cho các trường hợp nhiễm nấm khác nhau như dung dịch uống dùng cho dự phòng bệnh ở những người bệnh có nguy cơ giảm bạch cầu trung tính (bệnh nhân được cấy ghép tế bào gốc tạo máu), viên nang dùng cho nhiễm nấm da, dung dịch tiêm sử dụng cho trường hợp sốt do giảm bạch cầu trung tính.

Thuốc tuyệt đối không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc viêm gan cấp. Ngoài ra, itraconazol không nên sử dụng cho người mắc bệnh thiếu máu cục bộ, bệnh van tim bệnh phổi nặng như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính suy thận suy gan suy giảm miễn dịch nhiễm nấm nội tạng và các rối loạn phù nề khác. Trong thử nghiệm lâm sàng, itraconazol có thể gây buồn nôn tiêu chảy khó tiêu đầy hơi đau bụng Khi đưa vào sử dụng, các báo cáo về tác dụng phụ về rối loạn hệ miễn dịch rối loạn tim hô hấp tiêu hóa đều rất hiếm.

Tuy nhiên, tại Nhật Bản đã ghi nhận hai trường hợp viêm phổi kẽ liên quan đến sử dụng itraconazol. Mặc dù không gây tử vong nhưng dựa trên đánh giá và nhận định của các chuyên gia, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW) và Cục Quản lý dược phẩm và Thiết bị y tế (PMDA) Nhật Bản đã khuyến cáo bổ sung tác dụng không mong muốn gây viêm phổi kẽ trong tờ thông tin sản phẩm của các thuốc viên nang, dung dịch uống và tiêm chứa itraconazol.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật