Nguyên nhân nhiễm HIV/AIDS - Các đường lây truyền HIV
Tế bào lympho CD4 cũng là đích tấn công chính của HIV, chúng gắn vào các tế bào này và sau đó xâm nhập vào bên trong. Khi đã xâm nhập vào bên trong, vi-rút đưa chất liệu di truyền của nó vào tế bào lympho CD4 và sử dụng chúng để tự sao chép.
Khi bản sao của vi-rút phá vỡ tế bào chủ và xâm nhập vào máu, chúng lại tìm các tế bào khác để tấn công. Đồng thời, tế bào chủ cũ bị chết. chu trình được lặp đi lặp lại. Trong quá trình này, mỗi ngày có hơn 10 tỷ tiểu phân HIV mới được sản sinh ra. Để chống lại khối lượng vi-rút sản sinh khổng lồ này, hệ thống miễn dịch của bạn phải tung ra 2 tỷ tế bào CD4 mới hàng ngày.
Cuối cùng vi-rút sẽ thắng trong cuộc đua này. Số lượng tế bào CD4 giảm dần, và bạn sẽ bị thiếu hụt miễn dịch nghiêm trọng, có nghĩa là cơ thể bạn không thể đánh bại các vi-rút và vi khuẩn gây bệnh.
HIV lây truyền như thế nào?
Bạn có thể nhiễm HIV theo một số đường bao gồm:
- Lây truyền qua đường tình dục Bạn có thể bị nhiễm nếu bạn có quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người nhiễm, có máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo xâm nhập vào cơ thể bạn. Bạn cũng có thể bị nhiễm nếu dùng chung các dụng cụ kính dục nếu chúng không được rửa sạnh hoặc không được phủ bằng bao cao su
Vi-rút có trong tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo của người nhiễm sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ có thể xuất hiện ở trực tràng hoặc âm đạo trong khi quan hệ tình dục Nếu bạn đã mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bạn càng có nguy cơ nhiễm HIV. Trái với quan điểm trước đây của các nhà nghiên cứu phụ nữ dùng thuốc diệt tinh trùng nonoxynol-9 cũng có thể tăng nguy cơ nhiễm thuốc diệt tinh trùng này kích ứng niêm mạc âm đạo và có thể gây các vết xước cho phép vi-rút xâm nhập vào cơ thể.
Đường tình dục là một trong những đường lây nhiễm HIV/AIDS chính (Ảnh: Internet)
- Lây truyền qua máu bị nhiễm. Trong một vài trường hợp, vi-rút có thể lây truyền qua máu và các sản phẩm máu, bao gồm: máu toàn phần, hồng cầu khối, huyết tương tươi đông lạnh và khối tiểu cầu - mà bạn nhận trong quá trình truyền máu.
Năm 1985, các bệnh viện và các ngân hàng máu ở Mỹ đã bắt đầu sàng lọc nguồn máu để phát hiện kháng thể kháng HIV. Xét nghiệm máu này cùng với những cải thiện trong sàng lọc người cho múa và các thao tác lấy máu, đã giảm rõ rệt nguy cơ nhiễm HIV qua truyền máu. Hiện nay, nguy cơ lây bệnh do truyền máu ở Mỹ vào khoảng từ 1/450.000 tới 1/600.000 ca truyền máu.
- Lây truyền qua dùng chung bơm kim tiêm. HIV dễ dàng lây qua sử dụng chung bơm kim tiêm dính máu bị nhiễm. Điều này giải thích tại sao dùng chung dụng cụ tiêm chích khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác như viêm gan Nguy cơ càng tăng lên nếu bạn thường xuyên tiêm chích hoặc có hành vi tình dục nguy cơ cao.
Mặc dù tránh tiêm chích là cách đáng tin cậy nhất để ngừa nhiễm bệnh song điều này có thể không thực hiện được. Nếu vậy, một cách để giảm bớt nguy cơ là sử dụng chất tẩy trùng gia dụng để khử trùng dụng cụ tiêm chích.
Một cách khác là tham gia chương trình đổi bơm kim tiêm tại cộng đồng. Những chương trình này cho phép bạn đổi bơm kim tiêm đã sử dụng lấy bơm kim tiêm vô trùng. Cuối cùng, hãy cân nhắc đi tư vấn và điều trị cai nghiện ma tuý.
- Lây truyền qua các vết đâm chọc tình cờ. Lây truyền vi-rút giữa bệnh nhân nhiễm HIV và nhân viên y tế qua các vết đâm chọc là rất thấp. Nguy cơ trung bình xấp xỉ khoảng 3/1.000.
- Lây truyền từ mẹ sang con. Khoảng 1/4 - 1/3 số phụ nữ mang thai nhiễm HIV không được điều trị sẽ truyền bệnh cho con. Nhưng nếu phụ nữ được điều trị HIV trong khi có thai, nguy cơ nhiễm ở trẻ sẽ giảm chừng 2/3. Khi điều trị kết hợp với mổ lấy thai tỷ lệ nhiễm có thể giảm thấp hơn nữa.
- Các đường lây truyền khác. Trong một số ít trường hợp, vi-rút có thể lây qua ghép tạng hoặc ghép mô hoặc qua dụng cụ nha khoa hoặc dụng cụ mổ không vô trùng.
Các đường không lây truyền HIV:
Để bị nhiễm HIV máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo nhiễm bệnh phải xâm nhập vào cơ thể bạn. Bạn không thể bị nhiễm qua các tiếp xúc thông thường - ôm hôn, khiêu vũ hoặc bắt tay với người nhiễm HIV hoặc AIDS. Bạn cũng không thể bị nhiễm qua các con đường sau đây:
- Tiếp xúc với mồ hôi nước mắt của người nhiễm HIV hoặc AIDS.
- Dùng chung đồ ăn và dụng cụ ăn, chung khăn tắm hoặc chung giường, chung bể bơi điện thoại hoặc bệ toilet với người nhiễm vi-rút.
Nghe chung điện thoại với người nhiễm HIV không bị lây (Ảnh: Internet)
- Bị rệp hoặc muỗi đốt.
- Hôn người nhiễm HIV hoặc AIDS. Không có bằng chứng cho thấy vi-rút lây truyền qua hôn.
- Mặc dù HIV đôi khi được tìm thấy trong nước bọt người nhiễm vi-rút, với nồng độ thấp. Hơn nữa, các chất ức chế tự nhiên trong nước bọt giúp ngăn ngừa lây truyền vi-rút.
- Hiến máu.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:05 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:05 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:03 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:06 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:07 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:07 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:01 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023