Nhắc bạn: Lưu ý quan trọng để trẻ không phải nhập viện trong mùa lạnh

Bố mẹ hạn chế tối đa việc cho trẻ ra ngoài, đồng thời cũng không nên mắc những sai lầm như giữ ấm trẻ quá mức cần thiết trong thời tiết lạnh sâu.

Miền Bắc đang đón đợt không khí lạnh được cho là mạnh nhất từ đầu mùa đến nay. Thậm chí nhiều nơi còn xuất hiện tuyết rơi và băng giá. Chính vì thế, việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ ngay từ lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết.

Theo các bác sĩ Nhi khoa, trong những dịp lạnh kéo dài và nhiệt độ giảm sâu đa số các trẻ mắc phải những căn bệnh như: tiêu chảy do vi-rút Rota, viêm đường hô hấp viêm phổi…

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi – BV Bạch Mai) cho biết, bệnh tiêu chảy do rotavirus hay tiêu chảy mùa đông là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do vi-rút Rota gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 tháng đến 24 tháng.

PGS Dũng cho biết, đối với căn bệnh này trẻ sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Trẻ bị tiêu chảy nếu không nôn sẽ khỏe hơn vừa tiêu chảy vừa nôn. Ngoài ra, trẻ có thể ho sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp viêm mũi họng.

Ngoài bệnh tiêu chảy do vi-rút Rota thì viêm đường hô hấp cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến số lượng bệnh nhi nhập viện gia tăng mỗi khi thời tiết trở lạnh.

Theo các bác sĩ nhi khoa, thời tiết chuyển lạnh sẽ khiến độ ẩm trong không khí thấp... là những yếu tố thuận lợi cho vi-rút vi khuẩn gây bệnh phát triển. Yếu tố này kết hợp với hệ thống miễn dịch của trẻ em chưa hoàn chỉnh, khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như: viêm mũi họng, hầu thanh quảnviêm xoang mũi

Triệu chứng thường gặp nhất khi bị viêm đường hô hấp là sốt, đây là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất. Sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn thân nhiệt có thể tăng cao 39 - 40 độ C. Kèm theo đó, trẻ thường nhức đầu viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ đau ngứa và chảy nước mắt, hơi thở hôi đau cơ mệt mỏi đau bụng nôn ói, tiêu chảy...

Để phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, PGS Dũng khuyến cáo, cần hạn chế tối đa việc cho trẻ ra ngoài trời. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần hết sức chú ý, cho mặc ấm, tránh gió thổi trực tiếp vào người. Ở trong nhà, cũng cần đóng kín các cửa, khe hở, tránh gió lùa. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên giữ ấm quá mức.

Theo PGS Dũng, nhiều bố mẹ mặc quá ấm cho trẻ, khi trẻ chạy nhảy nóng bức, chảy mồ hôi phía lưng, ngực dễ thấm ngược vào cơ thể gây viêm đường hô hấpgia đình dùng điều hòa nhiệt độ nhưng để nhiệt độ cao, nên khi trẻ ra khỏi phòng, sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà quá cao sẽ dễ bị bệnh, nên nếu dùng điều hòa nóng chỉ nên để nhiệt độ khoảng từ 20 - 25 độ C.

Ngoài ra, PGS Dũng cảnh báo các bậc phụ huynh, tuyệt đối không nên sử dụng than đá, than củi để sưởi ấm cho trẻ, vì khí than tỏa ra rất độc. Việc chăm sóc dinh dưỡng tiêm chủng rửa tay sạch sẽ cho trẻ luôn phải được quan tâm.

Khi trẻ bị ho kéo dài cần đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ can thiệp, không nên tự điều trị tại nhà. Không chỉ phòng lạnh cho trẻ mà các bậc cha mẹ cần chú ý việc không ủ ấm quá mức khiến mồ hôi túa ra, ngấm vào người, trẻ dễ bị nhiễm lạnh gây viêm phổi

Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như, trẻ bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú; trẻ sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực; trẻ sốt cao và bị co giật lừ đừ hoặc hôn mê; trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái… thì đưa trẻ vào viện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật