Nhiễm khuẩn huyết là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

1. Nhiễm khuẩn huyết là gì?

Nhiễm khuẩn huyết còn có tên gọi nhiễm trùng máu hoặc ngộ độc máu, là biến chứng phức tạp của tình trạng nhiễm trùng hoặc chấn thương và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Bệnh xảy ra do cơ thể giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm. Những phản ứng này tạo ra hàng loạt các thay đổi trong cơ thể dẫn đến tổn thương các cơ quan như gan thận và khiến cơ thể suy yếu nhanh.

Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng máu, ngộ độc máu

Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng máu, ngộ độc máu

2. Triệu chứng nhiễm khuẩn huyết 

- Thân nhiệt trên 38,60C hoặc dưới 360C;

- Nhịp tim nhanh trên 90 nhịp/phút;

- Nhịp thở nhanh trên 20 nhịp/phút.

Các trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như:

- Lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh

- Tình trạng tâm thần không ổn định

- Giảm số lượng tiểu cầu

- Khó thở;

- tim đập bất thường;

- Đau vùng bụng;

- Sốc nhiễm trùng.

Vi trùng xâm nập vào máu là nguyên nhân gây nhiễm trùng máu

Vi trùng xâm nhập vào máu là nguyên nhân gây nhiễm trùng máu

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ những điều sau đây:

- Bị nhiễm trùng hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng sau phẫu thuật;

- Nhiễm trùng huyết nặng dẫn đến sốc nhiễm trùng.

3. Nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết

Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn virus hoặc nấm gây ra các bệnh có khả năng cao nhất gây ra nhiễm trùng máu bao gồm viêm phổi nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng thận và nhiễm trùng máu.

Dân số lão hóa cũng là nguyên nhân làm gia tăng các ca nhiễm khuẩn huyết. Bên cạnh đó, tỉ lệ các chủng vi khuẩn virus kháng thuốc gia tăng cũng khiến việc điều trị bệnh khó khăn hơn.

Nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng

Nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng

Nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng

Hệ miễn dịch suy yếu do HIV điều trị ung thư tác dụng của thuốc cấy ghép.

Những ai thường bị bệnh nhiễm khuẩn huyết?

Nhiễm khuẩn huyết là bệnh phổ biến và rất nguy hiểm đối với người lớn tuổi hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh nhiễm khuẩn huyết

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn huyết chẳng hạn như:

- Trẻ nhỏ hay người lớn tuổi

- Suy giảm hệ miễn dịch

- Có bệnh nặng kèm theo

- Có vết thương chưa lành, chẳng hạn như bỏng

Không sử dụng một số thiết bị xâm lấn như ống thở hay bơm truyền tĩnh mạch (catheter).

4. Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn huyết

Nếu nhiễm khuẩn huyết ở giai đoạn đầu và chưa ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tại nhà. Trong trường hợp này, bạn thường có thể phục hồi hoàn toàn.

Kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch để chống nhiễm trùng thuốc vận mạch để tăng huyết áp insulin để ổn định đường huyết corticosteroid để kháng viêm và giảm đau

Khi nhiễm khuẩn huyết trở nên nghiêm trọng, bạn cần được truyền dịch qua đường tĩnh mạch và dùng máy hô hấp nhân tạo để thở.

Khi bị nhiễm trùng máu phải đến khám để được điều trị kịp thời

Khi bị nhiễm trùng máu phải đến khám để được điều trị kịp thời

Trong một số trường hợp, bạn cần phải phẫu thuật để loại bỏ nguồn gốc của nhiễm khuẩn huyết như phẫu thuật hút mủ từ áp-xe hay loại bỏ mô nhiễm trùng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn biến bệnh nhiễm khuẩn huyết

 - Duy trì lối sống lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng gây ra nhiễm khuẩn huyết;

 - Bỏ hút thuốc lá và uống rượu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật