Những biểu hiện của bệnh viêm nướu và các loại thuốc trị
Nên lấy cao răng định kỳ bao nhiêu lâu một lần?
Nguyệt san cũng là thủ phạm gây vấn đề răng miệng, bạn có biết?
Bệnh viêm nướu và những nguy cơ
Nướu có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân gây viêm nướu là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Nướu của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu đặc biệt là khi chải răng, tổ chức chân răng lỏng, kèm hôi miệng người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng nướu răng
Hầu hết mọi người đều có thể mắc bệnh viêm nướu từ nhẹ đến nặng. Nếu bệnh viêm nướu không được điều trị có thể trở thành bệnh nha chu và đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra mất răng ở người trưởng thành bệnh nha chu tiến triển một cách âm thầm hoặc tiến triển từng đợt bùng phát, có thể đau hoặc không gây đau đến nỗi bạn cũng không chú ý đến những gì nó gây ra.
Tuy nhiên, cũng có một vài loại vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, làm cho nướu bị viêm, áp-xe và có mủ chung quanh chân răng. Nếu bị bệnh trong một thời gian dài mà không chữa trị thì việc điều trị sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều loại bệnh nha chu và nó ảnh hưởng rất nhiều đến nhiều hệ thống xương nâng đỡ răng. Khi bệnh trở nặng, xương ổ răng bị tiêu mất, làm răng bị lung lay, cuối cùng phải nhổ bỏ răng. Đây là điều chẳng ai muốn.
Hơn nữa, nha chu và sức khỏe răng miệng kém nói chung cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nha chu làm tăng nguy cơ đau tim đột quỵ hoặc bệnh phổi Và những phụ nữ bị nha chu có nhiều khả năng sinh non hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng lúc sinh thấp hơn là phụ nữ với nướu răng khỏe mạnh...
Các thuốc điều trị bệnh viêm nướu răng
Để việc điều trị viêm nướu răng hiệu quả, cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và cao răng. Người bệnh phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng. Trong trường hợp bệnh nhân bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc.
Sử dụng dung dịch súc miệng: giúp vệ sinh răng miệng, trong thành phần thường chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorinedioxid... sẽ làm sạch khoang miệng loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng
Dùng thuốc kháng sinh: nhóm thuốc kháng sinh (beta -lactam, macrolid...) có tác dụng diệt vi khuẩn trú ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng. Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí), mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như bệnh viêm nướu răng, nha chu sâu răng
Dùng thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam...): làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau các viêm nướu răng.
Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon dexamethason ) có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau các viêm nướu răng.
Các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol aspirin ) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu.
Cần lưu ý: Không được sử dụng nhóm thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid cho người có tiền sử viêm loét dạ dày aspirin đặc biệt chống chỉ định với trường hợp mắc các bệnh ưa chảy máu sốt xuất huyết Tác dụng phụ phổ biến của aspirin là gây kích ứng dạ dày Thuốc cũng có thể gây xuất huyết nhỏ ở da và niêm mạc
Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất
Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa vì đánh răng chỉ chải sạch các bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được, còn chỉ nha khoa có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi.
Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng và nướu tại nhà tốt nhất. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi. Súc miệng và uống nước sau khi ăn nhất là sau khi ăn đồ ngọt. Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm. Hạn chế ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu ớt gừng... Cần đi khám răng mỗi 6 tháng lần để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:08 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:09 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:01 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:01 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:03 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:01 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:06 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:08 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023