Những dạng rối loạn lo âu và biểu hiện của rối loạn lo âu lan tỏa

Nhiều người luôn cảm thấy bất an, dễ mệt mỏi mà không rõ căn nguyên, đến lúc đi khám mới biết mình không chỉ mắc một chứng rối loạn lo âu mà còn mắc những dạng rối loạn lo âu kết hợp. Ví dụ có người vừa mắc chứng sợ khoảng rộng, sợ xã hội cùng chứng rối loạn lo âu lan tỏa. 

rối loạn lo âu lan tỏa

Nhiều người mắc những dạng rối loạn lo âu kết hợp

Nếu không được điều trị ở người lớn bệnh sẽ gây mất khả năng làm việc trẻ em thì bị tăng động hoặc mất tập trung học tập kém
Khoảng 273 triệu người (chiếm 4,5% dân số) trên thế giới từng có biểu hiện lo âu, trong đó nữ giới thường gặp hơn.

Những dạng rối loạn lo âu

1. Rối loạn lo âu lan tỏa

Biểu hiện của rối loạn lo âu lan tỏa là tình trạng bất an, dễ mệt mỏi run rẩy căng thẳng bắp thịt, vã mồ hôi choáng váng hồi hộp chóng mặt đầu óc trống rỗng đánh trống ngực khó chịu vùng bụng khó nuốt buồn nôn, tính tình trở nên cáu kỉnh. Ở trẻ em biểu hiện kèm theo với nhức đầu hiếu động đau bụng và hồi hộp. Bệnh có thể bắt đầu từ 8-9 tuổi.

2. Ám ảnh sợ hãi

Khoảng 5-12% dân số thế giới bị chứng bệnh này. Có một số dạng như ám ảnh sợ màu sắc hoặc ám ảnh sợ xã hội.

3. Cơn kịch hoảng kịch phát

Đây là một trong những dạng rối loạn lo âu nguy hiểm nhất với triệu chứng run rẩy lú lẫn hoa Mắt buồn nôn hoặc khó thở Cơn kịch hoảng thường xảy ra nhanh, đạt đỉnh chỉ trong vòng 10 phút và có thể kéo dài vài giờ, dễ xuất hiện khi căng thẳng lo lắng hoặc ngay cả khi tập thể dục

4. Chứng sợ khoảng rộng

Chứng sợ này khiến người bệnh tưởng như mình đang ở một lối thoát hiểm khó khăn hoặc nhận thấy không có sự bao bọc, trợ giúp. Thường kèm theo với cơn kinh hoảng kịch phát.

5. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Biểu hiện của rối loạn lo âu ám ảnh cưỡng chế là người bệnh thực hiện hành vi cưỡng chế bằng cách lặp đi lặp lại hành động một cách vô lý như nhìn đồng hồ hoặc rửa tay liên tục, sưu tầm các vật vô giá trị, ngăn nắp quá mức, tìm kiếm sự cân đối… Những hành động đó xảy ra là do họ không làm chủ được ý nghĩ. 

rối loạn lo âu lan tỏa

Người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế không làm chủ được các ý nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô lý 

6. Rối loạn stress sau sang chấn

Sau một trải nghiệm đau buồn như người thân mất, bị ngược đãi nỗi buồn trở thành sự bất an dai dẳng, thường trực có những cơn stress Các triệu chứng thường thấy là người bệnh hay nhớ lại hoàn cảnh sang chấn ngoài ý muốn hoặc nó có thể đến trong cơn ác mộng

Đáng nói là những dạng rối loạn lo âu này không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xảy ra ở trẻ em, thường gặp ở các bé là sợ đi học. Hoặc đôi lúc lo âu không rõ nguyên nhân.

Biểu hiện của rối loạn lo âu lan tỏa

Với những người bị rối loạn lo âu lan tỏa, mỗi ngày họ đều phải trải qua cảm xúc lo lắng và căng thẳng quá mức, mặc dù vấn đề không hề nghiêm trọng. Họ hay dự đoán các sự kiện bất trắc và quá quan tâm đến các vấn đề sức khỏe tiền bạc gia đình hoặc khó khăn trong công việc...

 

rối loạn lo âu lan tỏa
Người bị rối loạn lo âu lan tỏa thường xuyên stress quá mức, mặc dù vấn đề không hề nghiêm trọng

Khi mức độ lo lắng ở tầm vừa phải, người mắc rối loạn lo âu lan tỏa có thể đảm bảo chức năng xã hội và giữ một công việc bình thường. Tuy nhiên người bệnh sẽ gặp khó khăn thậm chí trong việc thực hiện các hoạt động đơn giản hàng ngày nếu lo lắng là nghiêm trọng. 

Chẩn đoán triệu chứng bệnh rối loạn lo âu lan tỏa:

 Về mặt thời gian: lo lắng nhiều kéo dài tối thiểu 6 tháng về các sự kiện hay các hoạt động xảy ra hàng ngày (như công việc hay học tập)

+ Khó khăn trong kiểm soát lo lắng

Tình trạng bồn chồn, căng thẳng, bực dọc
Dễ bị mệt
Khó tập trung hay đầu trống rỗng
Kích thích
Căng cơ
Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ hay dễ thức giấc, ngủ vật vã). Ngoài ra các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác buồn nônđau bụng mãn tính

+ Tình trạng lo lắng cùng các triệu chứng cơ thể gây khó khăn đáng kể hay suy giảm các hoạt động xã hội, nghề nghiệp hay các lĩnh vực quan trọng khác.

+ Lo lắng không do các tác động sinh lý của hóa chất (như việc sử dụng ma túy) hay các bệnh lý đa khoa (như sự hoạt động quá mức của tuyến giáp) và không xảy ra trong rối loạn khí sắc, rối loạn loạn thần rối loạn phát triển lan tỏa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật