Rối loạn miễn dịch: Nguyên nhân gây bệnh lý tuyến giáp

Khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn, hoạt động sản xuất hormon của tuyến giáp sẽ mất ổn định, gây ra tình trạng cường hoặc suy giáp. Do đó, điều hòa hệ miễn dịch là yếu tố then chốt trong phòng ngừa và điều trị bệnh lý tuyến giáp.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ngay phía trước cổ, sản sinh ra các hormon có chức năng điều hòa chuyển hóa mỡ và carbonhydrat, điều hòa hoạt động hô hấp thân nhiệt sự phát triển của não và hoạt động của hệ tim mạch, thần kinh.

Các bệnh lý tuyến giáp như cường giáp hay nhược giáp mặc dù có triệu chứng khác nhau nhưng đều cùng nguyên nhân là rối loạn miễn dịch. Bệnh tuyến giáp xảy ra do cơ thể sản sinh ra kháng thể tự sinh chống lại chính các hoạt động của tuyến giáp.

Trong hội chứng suy giáp kháng thể tự sinh nhận nhầm những tế bào của mô tuyến giáp (do nhiễm khuẩn do yếu tố môi trường,…) là vật thể ngoại lai và tấn công, phá hủy chúng, làm suy giảm chức năng tổng hợp hormon, dẫn đến nồng độ T3 (triiodothyronin), T4 (tetraiodothyronin) trong máu thấp, từ đó kích thích tuyến yên tăng tiết TSH (thyroid stimulating hormon).  

Dưới tác dụng kích thích của TSH, tuyến giáp sẽ phì đại ra. Khi đó, người bệnh sẽ có biểu hiện giảm nhịp tim giảm cung lượng tim và tốc độ tuần hoàn, giảm độ co cơ giảm nhu động ruột, giảm tạo máu và thân nhiệt,… với một số biểu hiện như: mệt mỏi tăng cân da tóc khô khó tập trung,…  

Còn trong hội chứng cường giáp, cơ thể sinh ra các kháng thể tự sinh giống TSH, dẫn đến cơ thể nhận diện nhầm kháng thể tự sinh này là TSH và kích thích tuyến giáp tăng sản xuất hormon T3, T4, khiến tuyến giáp phình to ra và gây nên các triệu chứng như: rối loạn chuyển hóa thân nhiệt (da bàn tay ấm và ẩm ướt, da nóng), tăng cảm giác khát (uống nhiều, đi tiểu nhiều), nhịp tim thường xuyên nhanh tăng nhu động ruột

Nếu tình trạng suy giáp hoặc cường giáp không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng hơn, biến chứng thành viêm tuyến giáp bướu tuyến giáp ung thư tuyến giáp rất khó điều trị.  

Trong điều trị giai đoạn đầu, Tây y thường dùng thuốc nội khoa tác động trực tiếp lên tuyến giáp. Người bị suy giáp có thể dùng các thuốc có khả năng thay thế hormon tuyến giáp như levothyroxine. Còn đối với cường giáp, bác sĩ có thể chỉ định dùng các thuốc kháng giáp trạng như methylthiouracil hay methimazole tùy thuộc tình trạng bệnh nhân.  

Tuy nhiên, đối với suy giáp, bệnh nhân phải duy trì sử dụng levothyroxine suốt đời cùng với nhiều tác dụng phụ kèm theo. Còn đối với cường giáp, sau một thời gian điều trị bằng các thuốc kháng giáp trạng, bệnh nhân thường bị biến chứng sang suy giáp.

Nghiên cứu về bệnh lý tuyến giáp, nhiều chuyên gia khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường, điều hòa hệ miễn dịch cơ thể trong điều trị và phòng ngừa tái phát các bệnh lý tuyến giáp.

Trong các bài thuốc Đông y, những dược liệu quý giàu i-ốt như hải tảo, kết hợp với các vị thuốc có vai trò điều hòa miễn dịch như neem (xoan Ấn Độ, sầu đâu), ba chạc khổ sâm … rất được chú trọng, bởi những ưu điểm: An toàn cho cơ thể người bệnh khi điều trị lâu dài; tăng cường sức khỏe tuyến giáp Đây cũng là xu thế trong phòng ngừa và điều trị các bệnhtuyến giáp ngày nay.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật