Sỏi tiết niệu và những thông tin nhất định bạn cần phải nắm rõ

Sỏi tiết niệu hay còn gọi là bệnh sỏi tiết niệu, là một căn bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt bệnh rất dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm. Sỏi tiết niệu gồm các loại sỏi thuộc hệ tiết niệu như: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn.

Các yếu tố, nguy cơ gây bệnh sỏi tiết niệu

+ Thời tiết, khí hậu: Khi thời tiết nóng, đặc biệt trong mùa hè hoặc mùa thu nguy cơ hình thành sỏi thường cao hơn những thời điểm khác trong năm.

Khí hậu, thời tiết là một yếu tố nguy cơ gây sỏi tiết niệu

Khí hậu, thời tiết là một yếu tố nguy cơ gây sỏi tiết niệu

Nghề nghiệp: Bệnh cũng có mối liên hệ căn bản với những bệnh nghề nghiệp vẫn thường xảy ra như: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường nóng bức nhân viên văn phòng Bên cạnh đó một nhóm các nhà nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa sỏi tiết niệu và hormone gây stress ở người.

chế độ ăn uống: Thực tế cho thấy rằng, lượng nước không đảm bảo đưa vào cơ thể hàng ngày cộng thêm với chế độ ăn nhiều muối, mặn... được xem là nguyên nhân căn bản gây nên hiện trạng hình thành sỏi tiết niệu.

+ Bên cạnh đó cần chú ý đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến bệnh sỏi tiết niệu như chủng tộc, di truyền, bệnh béo phì tăng huyết áp cường tuyến cận giáp các dị tật bẩm sinh đường tiết niệu các bệnh lý gây tắc nghẽn đường tiết niệu

Triệu chứng sỏi tiết niệu

Triệu chứng của bệnh điển hình là xuất hiện những cơn đau quặn bụng

Triệu chứng của bệnh điển hình là xuất hiện những cơn đau quặn bụng

+ Những cơn đau quặn bụng: Bệnh nhân mắc bệnh thường xuyên xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội tại vùng thắt lưng và có thể lan dần xuống vùng hạ vị hoặc cơ quan sinh dục. Ngoài ra, những cơn đau này có thể xuất hiện trực tiếp khi cử động mạnh như: Chạy nhảy, đánh cầu...

+ Đái buốt hoặc nước tiểu có máu: Tùy theo mức độ ảnh hưởng của sỏi đến đường tiết niệu, nước tiểu có thể dính thêm máu. Tình trạng này đi kèm với cảm giác đi tiểu đái buốt.

viêm đài bể thận: Một số bệnh nhân có thể xuất hiện trạng thái đái đục hoặc đau vùng thắt lưng Đại đa số trường hợp có biểu hiện sốt cao, toàn bộ cơ thể rét run, xuất hiện tình trạng nôn mửa

Biến chứng có thể xảy ra khi bị bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như giãn đài bể thận

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như giãn đài bể thận

+  Giãn đài bể thận và thận ứ niệu: Sỏi gây cản trở lưu thông của đường bài xuất nước tiểu gây ứ trệ đường niệu phía trên dẫn đến giãn đài bể thận.

nhiễm khuẩn hệ tiết niệu: như viêm bể thận viêm khe thận. Tình trạng nhiễm trùng kết hợp với ứ niệu gây thận ứ mủ, hoặc hư mủ thận. Nặng hơn có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết

+ Viêm khe thận mãn tính kéo dài dẫn đến tình trạng xơ teo thận huyết áp cao

+ Suy thận: thường gặp trong trường hợp sỏi cả hai bên hệ tiết niệu hoặc sỏi trên thận đơn độc. Đây là biến chứng nặng nề có thể gặp suy thận cấp hoặc suy thận mãn và các mức độ suy thận nặng nhẹ khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của sỏi.

+ Viêm loét và xơ hoá tại vị trí sỏi, đây là nguyên nhân gây chít hẹp đường niệu sau khi đã phẫu thuật lấy sỏi.

Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh sỏi tiết niệu. Vì bệnh rất dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm nên khi mắc bệnh bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Chúc bạn sức khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật