Tắc mật là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Tắc mật là bệnh gì?

Tắc mật, hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là hiện tượng đường mật trong và ngoài gan có đường kính hẹp hơn so với bình thường.

Có hai loại tắc nghẽn đường mật là tắc nghẽn ở thai nhi và ở trẻ sơ sinh:

 - Tắc nghẽn đường mật ở thai nhi xuất hiện khi các em bé còn trong bụng mẹ Những trẻ bị tắc mật khi còn trong bụng mẹ thường kèm thêm dị tật về tim lá lách, ruột.

 - Tắc nghẽn đường mật ở trẻ sơ sinh thường phổ biến hơn, thường được chẩn đoán khi trẻ từ 2-4 tuần tuổi.

Những dấu hiệu và triệu chứng của tắc mật 

Triệu chứng đầu tiên của tắc mật là vàng davàng mắt vàng da có thể khó phát hiện. Thông thường, trẻ được sinh ra vàng da nhẹ trong 1 - 2 tuần đầu và biến mất từ 2 đến 3 tuần sau. Tuy nhiên, ở trẻ bị tắc mật, triệu chứng vàng da sẽ ngày càng nặng dần.

 - nước tiểu sẫm màu

 - Phân màu xám hoặc màu trắng

 - Tăng trưởng chậm.

Tắc mật hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật

Tắc mật hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật

Nguyên nhân gây ra tắc mật 

Do đường mật trong và ngoài gan có đường kính hẹp hơn so với bình thường khiến mật bị tắc lại, tích tụ và gây tổn thương cho gan Các tổn thương dẫn đến sẹo mất tế bào gan và xơ gan làm cho quá trình loại bỏ chất độc khỏi máu của gan trở nên suy giảm, khiến chất độc tích tụ nhiều trong máu. Nếu không được điều trị kịp thời, gan sẽ bị hỏng và phẫu thuật ghép gan là cách duy nhất để điều trị cho trẻ sơ sinh

Cách điều trị tắc mật

Để kiểm soát bệnh tắc mật cho trẻ, bạn cần lưu ý những điều sau:

 - bổ sung vitamin thêm dầu thực vật với hàm lượng trung bình vào thức ăn, nước uống, và sữa bột

 - Trẻ sơ sinh bị hẹp đường mật thường bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng và cần chế độ ăn đặc biệt khi chúng lớn lên. Do đó, trẻ cần nhiều calo trong khẩu phần ăn hằng ngày

 - Sau khi được ghép gan, hầu hết trẻ có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, cần bổ sung vitamin cần thiết để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật