Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh tiểu đường?

Thời tiết nóng hoặc lạnh đều có thể ảnh hưởng đến thiết bị thử nghiệm đường huyết, tác dụng của thuốc, cũng như khả năng cơ thể sản xuất và sử dụng insulin.

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp những người bị tiểu đường đối phó với sự khắt nghiệt của thời tiết, theo Everydayhealth.

Uống đủ nước

Lori Roust- TS.BS nội tiết tại Bệnh viện Mayo ở tiểu bang Arizona (Mỹ) giải thích, trời quá nóng khiến cơ thể dễ mất nước Khi bị mất nước, nồng độ đường trong máu sẽ tăng cao vì máu ít chảy qua thận Ít máu, thận không hoạt động hết công suất để loại bỏ glucose dư thừa (đường trong máu) ra ngoài thông qua nước tiểu Do đó, khi trời nóng, những người bị tiểu đường nên chú ý uống nhiều nước, đừng đợi cho đến khi thật khát mới bổ sung.



Bảo quản thuốc cẩn thận

Nhiệt độ cao vào mùa hè có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị tiểu đường máy đo lượng đường và que thử tiểu đường Trời nóng dễ khiến insulin và các loại thuốc khác nhanh hỏng. Vì thế, TS Roust khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường hãy đảm bảo lưu trữ thuốc đúng cách, đặc biệt tránh để thuốc trong cốp xe, vì nhiệt độ cao sẽ làm thuốc mất tác dụng.

Tập thể dục sáng sớm

Tập thể dục là một phần quan trọng trong kế hoạch quản lý bệnh tiểu đườngkiểm soát đường huyết Nhưng lưu ý tránh tập vào thời điểm nóng nhất trong ngày. Angela Ginn - TS.BS nội tiết của Đại học Maryland khuyến cáo với bệnh nhân tiểu đường thời điểm lý tưởng nhất để vận động là buổi sáng sớm trước khi mặt trời ló dạng hoặc buổi chiều tối khi mặt trời đi ‘ngủ’.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên để điều chỉnh lối sống cho phù hợp

Kiểm tra đường huyết thường xuyên để điều chỉnh lối sống cho phù hợp

Nhận biết được dấu hiệu hạ đường huyết

Một số triệu chứng của kiệt sức vì nóng tương tự như hạ đường huyết Cả hai đều có các triệu chứng như đổ mồ hôi choáng váng Tuy nhiên, cần tinh ý để nhận biết đâu là kiệt sức, đâu là hạ đường huyết vì nếu đường huyết xuống quá thấp sẽ nguy hiểm vô cùng. Do đó, những người bị tiểu đường bao giờ cũng nên thủ sẵn một số thực phẩm carbohydrate để kịp thời đối phó trong trường hợp đường huyết hạ.

Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên

Đây là một trong những vấn đề vô cùng cần thiết để có thể điều chỉnh insulinchế độ ăn uống sao cho phù hợp. Nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để vạch ra kế hoạch kiểm soát lượng đường trong máu một cách phù hợp.

Để ý đến bàn chân

Theo Everydayhealth, những người bị bệnh tiểu đường thường có vấn đề với bàn chân. Trong mùa hè, thời tiết nóng nên nhiều người có xu hướng thích đi chân trần hoặc mang dép xỏ ngón nên dễ dẫn tới nhiều rắc rối. Vì thế, luôn luôn mang giày dép phù hợp ngay cả trong nhà, và vào cuối ngày nên kiểm tra bàn chân để xem có bị trầy xước, bỏng hay bầm tím không. Với những người bị tiểu đường đừng bỏ qua những chấn thương ở bàn chân.



Tránh để thuốc trong tủ lạnh

Cũng giống như nóng, lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến insulin và làm glucose ngừng làm việc. Do đó, tránh để thuốc men hoặc các dụng cụ đo đường huyết ở những nơi có nhiệt độ lạnh như tủ lạnh, thùng đá.

Phòng bệnh

Mùa đông là mùa lạnh và rất dễ bị cúm. Chính vì thế, cần đảm bảo giữ ấm cơ thể để tránh nhiễm bệnh bằng cách: rửa tay thường xuyên, trữ các thuốc ho hoặc siro ho trong nhà. Ngoài ra căng thẳng cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, do đó cần học cách quản lý căng thẳng và cân bằng cuộc sống

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật