Tìm hiểu về hiện tượng chuột rút khi mang thai
Nguyên nhân chuột rút khi mang thai
Tình trạng bà bầu bị chuột rút có nhiều nguyên nhân dẫn đến, có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì càng xảy ra thường xuyên hơn).
Chuột rút khi mang thai cơ thể mất nước
Ngoài ra, vào đầu thai kì bà bầu hay bị ốm nghén nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng mất nước mất cân bằng điện giải… dẫn đến chứng co cứng cơ.
Bà bầu bị chuột rút do thiếu canxi
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự "rút canxi để truyền cho bé. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…
Cách phòng ngừa chuột rút khi mang thai
Một số cách để phòng ngừa chuột rút khi mang thai như:
– Tránh đứng hoặc ngồi chéo chân quá lâu.
– Co duỗi bắp chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ.
– Xoay Mắt cá chân, ngọ nguậy ngón chân khi ngồi ăn tối hoặc xem tivi.
Đi bộ là cách phòng ngừa chụt rút khi mang thai hiệu quả
– Đi bộ mỗi ngày trừ khi bạn được yêu cầu không tập thể dục
– Tránh làm việc quá sức. Nằm nghiêng bên trái để cải thiện lưu thông máu.
– uống nước thường xuyên, không để khát.
– Tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ bắp.
– Bổ sung magiê và canxi trước khi sinh có thể giúp phụ nữ tránh tình trạng chuột rút
Xử lý chuột rút cho bà bầu như thế nào?
– Nên để cơ thể, nhất là đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên. Tránh tình trạng đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn.
– Massage chân: Hãy nhẹ nhàng xoa bóp mát-xa từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá,… để máu được lưu thông tốt hơn.
Khi bị chuột rút bà bầu nên massge chân nhẹ nhàng
– Ăn uống đầy đủ: Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo vitamin và khoáng chất.
– Khi đang bị chuột rút, mẹ có thể xoa bóp (tốt nhất là nhờ ông xã hoặc người thân) hoặc đặt túi chườm hoặc đơn giản hơn là dùng một chai nước nóng chườm lên vùng bị đau
– tập luyện mỗi ngày: Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình hình thai nghén mẹ có thể tham khảo những bài tập phù hợp với mình để cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, máu lưu thông tốt; đi bộ yoga và những bài tập cho chân là gợi ý lý tưởng trong trường hợp này.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:05 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:04 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:03 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:00 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:04 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:09 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:06 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:02 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:07 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023