Tìm hiểu về hội chứng động mạch chủ cấp và triệu chứng của căn bệnh

Cùng với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, các thương tổn động mạch chủ cấp và mạn tính ngày càng được chú ý phát hiện do tính chất nguy hiểm của bệnh. Khi bệnh nhân bị phình, tách động mạch chủ chẳng khác nào mang trong mình một quả lựu đạn đã... rút chốt và việc bỏ qua hay chẩn đoán nhầm thường dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Hội chứng động mạch chủ cấp là gì?

Hội chứng động mạch chủ cấp (Acute Aortic Syndrome - AAS) là một thuật ngữ dùng để chỉ các tổn thương của động mạch chủ (ĐMC) bao gồm tách thành ĐMC, huyết khối trong vách và tổn thương do xâm nhập của các mảng xơ vữa trong thành ĐMC có triệu chứng. Các thương tổn thường dẫn tới hậu quả như gây giãn, phình tách thành ĐMC, rỉ máu hoặc vỡ túi phồng ĐMC gây tử vong.

Tần suất mắc hội chứng ĐMC cấp vào khoảng 2,5 - 3 trường hợp/100.000 dân/năm. Nam giới thường bị nhiều hơn nữ. Khoảng 22% số bệnh nhân bị hội chứng này tử vong trước khi được đưa vào viện và phẫu thuật cấp cứu, có thể tăng tỉ lệ sống lên tới 15% các trường hợp.

Các yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ của hội chứng ĐMC cấp. Hàng đầu là tăng huyết áp kèm rối loạn lipid máu hút thuốc lá, lạm dụng cocain Các thương tổn mô liên kết của các lớp áo ĐMC có tính chất di truyền như hội chứng Marfan hội chứng Ehlers Danlos, van ĐMC hai lá, hẹp ĐMC, phình tách ĐMC ngực do di truyền. Các bệnh viêm nhiễm của mạch máu như viêm mạch tế bào khổng lồ; viêm động mạch Takayasu; bệnh Behcet; giang mai bệnh Ormond... Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác gây hội chứng ĐMC cấp  như do chấn thương và do thầy thuốc gây nên khi làm thủ thuật, phẫu thuật có liên quan đến ĐMC.

Biểu hiện của hội chứng ĐMC cấp

Biểu hiện của hội chứng này rất phong phú và đa dạng với triệu chứng đau là thường gặp nhất. Đau xuất hiện khi có sự xâm nhập của dòng máu vào giữa các lớp của thành ĐMC và hình thành huyết khối cơn đau đặc biệt dữ dội khi khối phồng ĐMC dọa vỡ, vỡ rỉ máu ra ngoài hoặc vỡ lớn hơn. Tùy nơi tổn thương mà vị trí cơn đau xuất hiện tương ứng, ví dụ như đau ngực dữ dội lan ra sau lưng khi có phồng tách ĐMC ngực đau bụng lan xuống dưới khi phồng tách ĐMC bụng...  

Các triệu chứng khác cũng có thể có như choáng ngất (do thiếu máu lên não), chèn ép tim cấp (khi túi phình vỡ vào màng ngoài tim) tràn máu màng phổi (khi túi phình vỡ vào màng phổi) vô niệu (khi đoạn phình tách qua động mạch thận). Nhiều trường hợp bệnh nhân có biểu hiện đi ngoài ra máu do túi phình vỡ vào cơ quan tiêu hóa Khám lâm sàng có thể thấy túi phình ĐMC lớn (phình ĐMC bụng) và nghe có thể thấy tiếng thổi tại túi phình. Mạch huyết áp bệnh nhân có thể thấp hơn ở bên bị ảnh hưởng bởi xơ vữa hoặc huyết khối.  

Phát hiện có khó không?

Việc phát hiện hội chứng ĐMC cấp không khó nếu như người thầy thuốc chú ý đến. Với một biểu hiện lâm sàng phong phú và không đặc hiệu như trên, sau khi phát hiện các yếu tố nguy cơ kèm theo và đã sơ bộ loại trừ một số bệnh khác có biểu hiện tương tự (như nhồi máu cơ tim nhồi máu phổi viêm tụy cấp thủng tạng rỗng...), việc chỉ định thêm các thăm dò cận lâm sàng là cần thiết để chẩn đoán xác định.

Các thăm khám cận lâm sàng để xác định chẩn đoán bao gồm: làm điện tim để loại trừ đau ngực do nhồi máu cơ tim chụp Xquang ngực để phát hiện dấu hiệu quai ĐMC vòng rộng hoặc dấu hiệu tràn máu màng phổi. Siêu âm doppler (nhất là siêu âm qua thực quản) có thể xác định được huyết khối, lòng mạch giả, các đoạn phình tách của ĐMC. Chụp CT đặc biệt hữu ích để chẩn đoán xác định trong hầu hết các trường hợp có hội chứng ĐMC cấp.  

Chụp cộng hưởng từ cũng ít được chỉ định do giá trị chẩn đoán không hơn chụp CT. Chụp mạch có cản quang hiện nay chỉ được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Một số xét nghiệm cũng có thể làm để xác định thêm tình trạng tổn thương thành và huyết khối ĐMC như protein chuỗi nặng của sợi myosin cơ trơn thành ĐMC, D-Dimer protein phản ứng C (CRP) công thức máu để đánh giá lượng máu mất...

... Nhưng điều trị không dễ

Điều trị hội chứng ĐMC cấp thực sự là một vấn đề nan giải kể cả ở các nước có trình độ và phương tiện y học hiện đại.  Tỉ lệ tử vong rất cao nếu bệnh nhân bị vỡ khối phình tách hoặc khi thương tổn lan rộng và phức tạp. Điều trị nội khoa bao gồm giảm đau kiểm soát huyết áp tối đa xung quanh trị số 100mmHg với thuốc hạ áp được ưu tiên hàng đầu là nhóm chẹn beta giao cảm (labetalol). Phẫu thuật được chỉ định tuyệt đối trong một số trường hợp vỡ, dọa vỡ phình tối cấp và chỉ định theo vị trí của tổn. Đặt stent - graft nội ĐMC cũng là một phương pháp điều trị tốt trong nhiều trường hợp và được chỉ định căn cứ trên từng bệnh nhân cụ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật