Triệu chứng, điều trị viêm xoang nhanh chóng và hiệu quả

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ đối với cơ thể.

Viêm xoang là tình trạng viêm của xoang và mũi viêm xoang có thể gây đau đầu hoặc nặng ở mắt, mũi, vùng má hoặc ở một bên đầu. Bệnh nhân viêm xoang cũng có thể ho sốt, thở hôi nghẹt mũi kèm với nước mũi đặc.

Th.S Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế cho biết, nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ đối với cơ thể, ví dụ như bụi, phấn hoa hóa chất bông, vải, sợi, lông (chó, mèo, gia cầm) ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt...), khói (khói thuốc khói bếp, khói xả ống bô xe máy và ô tô...), một số dược phẩm (aspirin kháng sinh ) hoặc do thời tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt).

Chính vì vậy, bệnh nhân nên tự phát hiện sớm các dấu hiệu để được chữa kịp thời.

Câu hỏi 1: Thưa bác sĩ! Tôi thường xuyên bị ngạt mũi vào những buổi sáng sớm. Vậy tôi bị bệnh gì? Xin bác sĩ chỉ cho tôi phương pháp chữa trị bằng cây thuốc miền Bắc?

Trả lời:

Bạn thường xuyên bị ngạt mũi vào buổi sáng sớm là biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng

Buổi đêm và sáng sớm, nhiệt độ môi trường thường giảm thấp hơn, độ ẩm cao hơn niêm mạc mũi họng dễ bị kích thích gây phù nề đường mũi họng.

Bệnh viêm mũi dị ứng có thể điều trị theo phương pháp y học cổ truyền bằng cách sử dụng cây hoa cứt lợn (loại cây này mọc khá nhiều ở ven đường). Bạn lượm cây này về, loại bỏ những cây bẩn, lá bẩn, lấy phần nửa thân trên rửa sạch, sau đó giã nát rồi chắt lấy nước. Cho nước chắt vào vỏ lọ thuốc tra mắt, nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên mũi vào buổi sáng.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới cho chúng tôi!

Câu hỏi 2: Chào bác sĩ! Tôi thường bị ngạt mũi vào buổi sáng và nước mũi chảy ra. Khi thời tiết thay đổi khí hậu thì chảy nước mũi trong cả ngày. Vậy có phải tôi bị xoang không? Cách chữa trị thế nào?

Trả lời:

Với thông tin trong thư, bạn có thể bị viêm mũi dị ứng Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm bệnh viêm mũi dị ứng tránh để lâu bệnh trở thành mạn tính đưa đến viêm họng viêm phế quản dị ứng hen suyễn

Không nên tự mua thuốc để điều trị. Bên cạnh đó, do người bệnh thường có cơ địa dị ứng nên bệnh viêm mũi dị ứng khó có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, nên cần phải phòng tránh các tác nhân gây dị ứng bằng cách:

- Giữ ấm mũi, tránh để lạnh đột ngột.

- Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh bụi khói xe, khói thuốc lá tránh môi trường ô nhiễm.

- Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc, đặc biệt là không có khói thuốc lá. Không nên nuôi súc vật trong nhà; hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, gia cầm, thậm chí cả đồ chơi thú nhồi bông.

Chúc bạn mau khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật