Ung thư thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Ung thư thanh quản là bệnh gì?

Ung thư thanh quản là một dạng ung thư biểu mô trong thanh quản. Thanh quản nằm ở phía trước của cổ, ngay phía trên khí quản. Nó có vai trò tạo ra âm thanh, giọng nói và thường được gọi là hộp âm. Khi thanh quản bị tổn thương các chức năng này cũng bị ảnh hưởng.

Ung thư thanh quản là loại bệnh có mức độ nguy hiểm và phổ biến đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư vùng đầu - cổ đứng sau ung thư vòm họng và chiếm khoảng 20% trong các bệnh ung thư nói chung.

Nam giới có khả năng mắc ung thư thanh quản cao hơn nữ giới

Nam giới có khả năng mắc ung thư thanh quản cao hơn nữ giới

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng phổ biến của ung thư thanh quản là bị khản tiếng kéo dài hoặc thay đổi giọng nói. Các triệu chứng khác là ho lâu ngày khó nuốt đau khi nuốt chán ăn và sút cân, nổi hạch cổ và khó thở

Nguyên nhân gây ra ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản gây ra bởi những thay đổi trong các tế bào của thanh quản, hiện nay vẫn không rõ ràng chính xác lý do tại sao điều này xảy ra. Tất cả các loại ung thư bắt đầu với một sự thay đổi trong ADN của tế bào. Sự thay đổi trong ADN làm cho sự tái tạo các tế bào không kiểm soát được, tạo ra một sự tăng trưởng của mô gọi là bướu (khối u).

Các chuyên gia chưa tìm ra được lý do tại sao các ADN bên trong các tế bào của thanh quản bị ảnh hưởng trong trường hợp ung thư thanh quản.

Ung thư thanh quản nguy hiểm sau ung thư vòm họng

Ung thư thanh quản nguy hiểm sau ung thư vòm họng

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc ung thư thanh quản, bao gồm:

 - Độ tuổi: Những người có độ tuổi trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

 - Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản nhiều hơn nữ giới

 - Tiền sử gia đình: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình đã có người bị mắc bệnh

 - Hút thuốc uống rượu: Các hóa chất độc hại trong thuốc lá và rượu bia sẽ làm tổn hại các mô trong thanh quản, dẫn đến nguy cơ mắc ung thư thanh quản

 - Bệnh:Bbệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

 - Điều kiện làm việc: Tiếp xúc nhiều với hóa chất như axit sulfuric và asbestos.

Điều trị ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản có thể được hạn chế nếu bạn hỏi bác sĩ về khả năng bị mất giọng sau khi điều trị và những phương pháp tập luyện để có thể nói trở lại.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng các thói quen sinh hoạt sau để hạn chế diễn tiến của bệnh:

 - Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh

 - Luôn vận động và tập luyện thể thao

 - dùng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Điều trị ung thư thanh quản bằng hóa trị, xạ trị và phẫu thuật

Điều trị ung thư thanh quản bằng hóa trị, xạ trị và phẫu thuật

Việc điều trị bao gồm phẫu thuật xạ trịhóa trị liệu Phẫu thuật cắt thanh quản có thể là toàn phần (cắt toàn bộ thanh quản) hoặc bán phần (cắt một phần thanh quản). Thỉnh thoảng, bác sĩ sẽ nạo bỏ hạch bạch huyết trong quá trình điều trị. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể tạo cho bạn một đường dẫn khí mới ở phía trước cổ (mở khí quản).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật