Những dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh bạch hầu

Thời gian gần đây, một địa phương ở Bình Phước đã có 3 nạn nhân tử vong do bệnh bạch hầu. Vậy bệnh bạch hầu là gì mà nguy hiểm đến vậy?

bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu (corynebacterium diphtheria) gây ra. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là người bệnh và người lành mang trùng. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc ở người lớn không có miễn dịch

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân khi ho hắt hơi Vi khuẩn cũng có thể lây truyền gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng hoặc xâm nhập qua da tổn thương.

Chỉ sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người nhiễm đã trở thành nguồn lây nhiễm cho người khác. Các nghiên cứu xác định vi khuẩn này có sức đề kháng cao ở ngoài môi trường.

Đặc biệt, chúng có thể sống đến vài tuần trên đồ vật; sống đến 30 ngày trên đồ vải; 20 ngày trong sữa nước uống. Do vậy, trong môi trường thích hợp, dễ phát tán, căn bệnh này dễ phát thành dịch ở những nơi đông dân cư, môi trường sống ẩm thấp, vệ sinh kém.

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu gồm: sốt nhẹ viêm họng chán ăn xuất hiện giả mạc trắng ở mặt sau hoặc hai bên thành sau họng. Những dấu hiệu này lại khá tương đồng với nhiều căn bệnh khác nên nếu không xác định chính xác, nó có thể khiến bệnh nhân viêm cơ tim tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim tử vong do đột ngột trụy tim mạch.

Để phòng ngừa căn bệnh này, xin đưa ra những lưu ý sau:.

- Tiêm phòng bệnh bạch hầu cho trẻ: Mũi 5 trong 1 Quenvaxim vào lúc 2 – 3 – 4 tháng tuổi theo lịch của Bộ y tế. Tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván khi trẻ 18 tháng tuổi.

- Đảm bảo nơi sinh hoạt học tập của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, có ánh sáng.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

- Che miệng khi ho hắt hơi

- Giữ vệ sinh thân thể, nhất là mũi, họng hằng ngày.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh.

- Nếu nghi ngờ, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật