6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang uống quá nhiều cà phê và cần thay đổi ngay

Nếu bạn uống cà phê quá nhiều, một số tác dụng phụ chắc chắn khiến bạn không hề mong muốn.

Không thể phủ nhận tác dụng với sức khỏe của cà phê như tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ Nhưng nếu bạn uống quá nhiều, một số tác dụng phụ chắc chắn khiến bạn không khỏi suy nghĩ.

Tất nhiên, không đến mức phải bỏ cà phê nhưng một số điều chỉnh trong thói quen uống cà phê thường ngày có thể giúp bạn hạn chế tối đa những hậu quả không mong muốn của việc uống quá nhiều.

Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang uống quá nhiều cà phê và cần thay đổi ngay:

1. Bạn có hơi dư thừa năng lượng và dễ bị kích động

Cà phê không chỉ là chất kích thích hệ thần kinh trung ươngcaffeine có trong cà phê còn chặn cơ quan thụ cảm adenosine (hoá chất có trong tất cả các tế bào của con người, thúc đẩy quá trình sinh hoá, giúp ngủ ngon và sâu hơn) đồng thời làm tăng adrenaline dopamineglutamate - bộ ba gây ra hiện tượng cơn cuồng say mang tên 'chống hoặc bỏ chạy' (fight or flight - phản ứng sinh học trước tình trạng căng thẳng cấp tính của hệ thống thần kinh giao cảm).

Michael Yassa, tiến sĩ, giảng viên chuyên ngành sinh học thần kinh và hành vi ứng xử tại Đại học California kiêm giám đốc Center for the Neurobiology of Learning and Memory, giải thích: 'Việc kích hoạt hệ thần kinh giao cảm có thể dẫn tới tình trạng lo lắng, bồn chồn, nhịp tim tăng, sự ngứa ngáy, khó chịu và thậm chí cả những cơn giận bột phát'.

Cách điều chỉnh: Chuyển sang loại cà phê đã khử caffeine (decaf) có thể giúp ích cho bạn bởi nó giảm, chứ không hoàn toàn loại bỏ, lượng caffeine hấp thụ - đó là lời khuyên của Yassa cho những ai bị bệnh tim

2. Bạn có thể bất ngờ rơi vào trạng thái mỏi mệt trong ngày

Trái ngược với tác dụng làm phấn chấn tinh thần - giúp bạn đang từ chỗ mệt mỏi uể oải trở nên tỉnh táo, sáng suốt chỉ trong nháy mắt. Nhưng khi kích thích đó hao hụt đi, bạn cũng có thể dễ dàng bị 'rơi xuống vực thẳm'. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Neuropsychopharmacology cho thấy, caffeine có thể làm suy giảm năng suất lao động, khiến cho những công nhân chăm chỉ trở nên chểnh mảng, chậm chạp.

'Nhiều người dựa dẫm vào lượng caffeine để giúp họ cảm thấy luôn tỉnh táo trong ngày nhưng đó thực sự là một nguồn năng lượng giả tạo', Jenna Braddock, chuyên gia dinh dưỡng thể thao tại St. Augustine, Florida, cảnh báo.

Cách điều chỉnh: Hãy đảm bảo rằng bạn ăn là để có năng lượng hoạt động. Chuyên gia Braddock nhấn mạnh: 'Chỉ có thức ăn mới cung cấp nhiên liệu thực cho cơ thể bạn'.

3. Bạn đi vệ sinh rất nhiều lần

Cà phê có tác dụng lợi tiểu - tức là nó có thể làm tăng mức độ tiểu tiện của bạn, đặc biệt khi bạn không phải người thường xuyên uống cà phê Corinne Dobbas, chuyên gia ăn kiêng đã được chứng nhận tại San Francisco, cho biết: 'Theo kết quả nghiên cứu, cà phê, về mặt kỹ thuật, không làm mất nước nhưng nếu bạn uống cà phê mà không uống đủ nước, bạn không thực sự cung cấp nước cho cơ thể'.

Nhiều người không thể chịu được nếu thiếu cà phê

Nhiều người không thể chịu được nếu thiếu cà phê

Cách điều chỉnh: Hãy uống ly cà phê yêu thích của bạn kèm một món đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe Chuyên gia Braddock cho biết: 'Thức ăn sẽ làm chậm dòng chảy của chất lỏng qua dạ dày và ống tiêu hóa cuối cùng là bàng quang của bạn'.

4. Mắt bạn bị giật liên tục

Giật Mắt có vẻ chẳng do nguyên nhân gì. Nhưng theo Viện sức khỏe Quốc gia Mỹ, caffeine được liệt kê trong danh sách 3 nguyên nhân hàng đầu gây giật mắt không ngừng. Một nghiên cứu của Đại học York cho thấy, caffeine kích hoạt sự giải phóng serotonin và noradrenaline - chất truyền dẫn thần kinh kích thích có thể tăng khả năng phản ứng của cơ bắp và dây thần kinh

Cách điều chỉnh: Giảm lượng hấp thụ cà phê và nước của bạn sẽ giúp giải quyết tình trạng trên.

5. Bạn bị cảm giác đi đại tiện thôi thúc

Cà phê thể hiện tác dụng nhuận tràng trên 30% số người hay uống (với cả loại cà phê đã khử cafeine cũng có tác dụng tương tự). Các nhà khoa học không biết chắc về nguyên do các 'cuộc ghé thăm thường xuyên nhà vệ sinh', nhưng hàm lượng axit trong cà phê và cả tác dụng kích thích của nó lên ruột, có thể làm tăng cảm giác giục giã khiến bạn muốn 'giải quyết nỗi buồn' ngay.

Cách điều chỉnh: Hãy chọn loại cà phê rang kỹ. Những loại cà phê như cà phê rang Pháp và espresso đều có ít axit và caffeine hơn.

6. Thói quen ngủ của bạn bị xáo trộn

Khoa học cho thấy, cà phê có thể phá hỏng giấc ngủ làm giảm chất lượng và số lượng, khiến việc ngủ say, ngon giấc trở nên khó khăn hơn – ngay cả khi bạn thưởng thức cà phê 6 tiếng trước khi đi ngủ. Cà phê cũng có thể tác động tới nhịp ngày đêm của bạn, cho bạn trạng thái uể oải như thể bị say máy bay vào ban ngày.

Chuyên gia Yassa giải thích: 'Giấc ngủ vô cùng quan trọng nếu xét trên mọi khía cạnh của chức năng nhận thức. Vì vậy, bất cứ lợi ích nào được mong đợi từ cà phê cũng sẽ biến mất hoàn toàn nếu nó dẫn tới tình trạng mất ngủ thiếu ngủ'.

Cách điều chỉnh: Ngừng uống cà phê trước 4 giờ chiều để tránh làm đảo lộn lịch trình ngủ nghỉ thiết yếu của bạn.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật