7 phương pháp giúp phòng ngừa bệnh ung thư phổi hiệu quả

Ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm hàng đầu, có tỷ lệ tử vong cao nhưng cũng dễ phòng tránh.

Ung thư phổi hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Hầu hết bệnh nhân phát hiện muộn, khi đã di căn. Phần lớn được chẩn đoán ở giai đoạn cuối và chỉ sống thêm 6-12 tháng. Mặc dù ung thư phổi gặp nhiều hơn ở nam giới, người hút thuốc lá lâu năm, song tỷ lệ người trẻ không hút thuốc lá mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng.

Theo số liệu năm 2012 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm hàng đầu, có tỷ lệ tử vong cao nhất. Bệnh chiếm 13% các loại ung thư với tỷ lệ tử vong cao gấp đôi 26%. Tuy nhiên ung thư phổi và da là 2 loại ung thư dễ phòng ngừa nhất. Bạn có thể bảo vệ lá phổi khỏe mạnh nếu tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh dưới đây.

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Theo Tổ chức Nghiên cứu ung thư Thế giới (WCRF), 85% số người mắc bệnh có hút thuốc Khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc, trong đó có 69 chất gây ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của tế bào Vì vậy, không hút thuốc lá là cách tốt nhất phòng ngừa ung thư phổi.

Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

Tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%. Khói thuốc gây hại cho sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chức năng phổi chưa hoàn thiện. Để phòng ngừa bệnh, hãy khuyên các thành viên trong gia đình từ bỏ thói quen này và tránh xa nơi có khói thuốc lá.

Tránh xa không khí ô nhiễm

Không khí ô nhiễm, nước thải sinh hoạt, khói xe cộ... đều chứa các chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Vì vậy, bạn nên chú ý khử trùng nơi ở, sử dụng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp như đeo khẩu trang khi tham gia giao thông...

Giảm phơi nhiễm hóa chất

Có hơn 40 chất gây ung thư liên quan đến công việc như amiăng, thạch tín crom và niken… Nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại tại nơi làm việc, bạn nên tuân thủ chỉ dẫn an toàn và bảo hộ lao động.

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra mức radon trong nhà. Radon là một chất khí phóng xạ nguy hiểm, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Radon được hình thành do uranium phân hủy tự nhiên, mà uranium lại có thể xuất hiện trong đất, nước, đá xung quanh nhà bạn.

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây tươi cũng cấp các vitamin khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết. Nhờ vậy hệ miễn dịch sẽ hoạt động tốt, hỗ trợ cơ thể phòng chống ung thư.

Tập thể dục đều đặn

Cùng với dinh dưỡng chế độ tập luyện đều đặn mỗi ngày cũng giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa ung thư.

Tầm soát ung thư phổi

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Đoàn Hữu Nghị - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K, nguyên Giám đốc Bệnh viện E Trung ương), các biện pháp phòng chống ung thư đạt hiệu quả ở mức tương đối. Vì vậy, ngoài việc thay đổi lối sống lành mạnh vẫn nên tầm soát ung thư phổi định kỳ, đặc biệt là người hút thuốc lá lâu năm, người trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi…

Các phương pháp chụp CT liều thấp, X-quang, xét nghiệm máu… có thể phát hiện ung thư phổi từ giai đoạn sớm, khi người bệnh chưa có triệu chứng. Điều trị ngay ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật