Các bà nội trợ hãy ghi nhớ 5 điều này để không biến dầu ăn thành thuốc độc nhé!

Việc nấu nướng sẽ trở nên khó khăn nếu như không có dầu ăn. Tuy nhiên, vì thói quen mà nhiều bà nội trợ hiện nay đang dùng dầu ăn sai cách và vô tình biến nó thành "thuốc độc".

Không dùng dầu ăn hoàn toàn thay mỡ

Khi nấu ăn, các bà nội trợ nên chế lẫn cả dầu thực vật và mỡ động vật để tốt cho sức khỏe Bởi với mỗi loại có chứa những tác dụng riêng.

Mỡ động vật tuy chứa nhiều chất béo hơn nhưng vẫn có những tác dụng nhất định với cơ thể nên chúng ta vẫn cần dùng đến trong thực đơn hàng ngày. Mỡ động vật cung cấp lipid để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể, cung cấp cholesterol cho cơ thể mặc dù số lượng không nhiều. Dầu thực vật có tác dụng cung cấp các axit béo không no (omega3 và omega6).

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, những người khỏe mạnh bình thường thì nên sử dụng song song dầu thực vật mà mỡ động vật (trẻ em nên ăn theo tỉ lệ 50 - 50). Còn với người béo phì cholestorol cao mỡ máu có nguy cơ tăng huyết áp tiểu đường… thì chỉ nên dùng dầu thực vật để giảm lượng chất béo động vật vào cơ thể. Người bị xơ vữa động mạch đã có biểu hiện ra thành bệnh tim mạch thì nên ăn hoàn toàn dầu thực vật.

Chiên đi chiên lại dầu ăn nhiều lần

Vì tâm lý tiết kiệm nên nhiều bà nội trợ có thói quen chiên đi chiên lại dầu ăn nhiều lần vì nghĩ chiên một lần mà đổ bỏ hết dầu ăn thì phí quá, hoặc là dùng lại chỗ dầu ăn vừa chiên xong xào, chiên một vài món khác nữa. Như vậy thì không nên, dầu ăn đã dùng qua không chỉ bị ám mùi món trước làm mất đi vị ngon mà một điều rất quan trọng đó là, sau mỗi lần chiên dầu ăn sẽ sinh ra transfat, fatty acid oxide,...rất có hại cho sức khỏe Nhẹ thì khó tiêu đau bụng nặng hơn là tiêu chảy thậm chỉ về lâu dài có thể gây ra các bệnh về tim mạch và ung thư

Không ướp thực phẩm bằng dầu để chiên rán

Dầu ăn thường được dùng dưới 2 hình thức hoặc là xào và ướp thực phẩm hoặc dùng để chiên rán. Loại phù hợp cho chiên, rán như các loại dầu cooking vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng.

Còn nhưng loại như dầu vừng dầu oliu dầu gấc đậu nành … chỉ dùng để sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi vì có thể hấp thụ nhanh và làm tăng việc hấp thụ cho các chất dinh dưỡng như vitamin A, D, E, K của thực phẩm vào cơ thể.

Chiên dầu ở nhiệt độ cao

Đây là một lỗi "chết người" mà nhiều người vẫn mắc phải nhưng không hề hay biết. Chúng ta thường hay để chảo dồi sôi lên rồi mới cho thức ăn vào chiên, tuy nhiên các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, dầu ăn ở 180 độ C sẽ thay đổi cấu trúc, sinh ra các amin sinh vật là nguyên nhân gây ra ung thư mà cụ thể là ung thư trực tràng ung thư gan phổi, vú. Thay vì để dầu quá sôi lâu, chúng ta có thể vặn nhỏ lửa mỗi lần dầu quá nóng.

Chỉ ăn duy nhất một loại dầu ăn

Các chuyên gia khuyên rằng nên dùng nhiều loại dầu ăn để thay thế cho nhau hoặc là mỗi loại nên dùng trong một thời gian thay cho việc chỉ dùng duy nhất một loại dầu ăn duy nhất.

Khi ăn hết một loại dầu ăn trong một quãng thời gian thì nên chuyển sang loại dầu ăn khác vì không phải loại dầu ăn nào cũng đáp ứng đầy đủ những chất mà cơ thể cần. Việc thay đổi các loại dầu ăn khác nhau vừa giúp thay đổi khẩu vị, làm cho các món ăn trở nên lạ miệng, hấp dẫn hơn vừa có lợi cho cơ thể.

Có nhiều người vì béo hoặc đang trong chế độ giảm cân lại có tâm lý ngại dầu ăn vì sợ chất béo. Tuy nhiên đây là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm. Nhu cầu chất béo chiếm từ 15 - 30% trên tổng năng lượng mang lại từ khẩu phần ăn là cân đối. Dầu ăn sẽ cung cấp một lượng chất béo hữu ích.

Trong mỗi căn bếp của các gia đình nên có 2 loại dầu. Một loại phù hợp cho chiên, rán như các loại dầu cooking vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng. Còn một loại dầu chỉ dùng để sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi như các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu… hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có trong thực phẩm bổ sung các acid béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật