Hướng dẫn cách chăm sóc sản phụ đẻ thường sau khi xuất viện

Mẹ bầu sinh thường sức khỏe thường sẽ ổn định và tốt hơn sinh mổ. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý một số điều để cả mẹ và bé khỏe mạnh.

Sau những giờ phút vui mừng chào đón bé yêu ra đời, nếu sinh thường và tình trạng sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định, chỉ sau 2-3 ngày bạn sẽ được xuất viện về nhà. Đây chính là thời điểm bạn cần sự giúp đỡ trong việc chăm sóc bản thân và em bé. Đừng ngần ngại chia sẻ những mong muốn hoặc khó khăn của bạn với người thân và gia đình!

Các tình huống có thể xảy ra với sản phụ sau sinh

Chảy máu âm đạo

Bà mẹ mới sinh có thể bị chảy máu âm đạo cho đến 6 tuần. Ban đầu, bạn có thể ra một ít máu đông nhỏ khi thức dậy lần đầu. Màu máu sẽ nhạt dần, sau đó xuất hiện dịch tiết màu vàng hoặc trắng nhiều hơn. Chất dịch màu hồng được gọi là sản dịch

Lượng máu chảy sẽ giảm dần trong tuần đầu tiên, và bạn không cần quá lo lắng.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có khả năng trở lại trong:

- 4-9 tuần sau khi sinh nếu bạn không cho con bú

- 3-4 tháng nếu bạn đang cho con bú, và có lẽ không đến vài tuần sau khi bạn ngừng cho bú hoàn toàn.

- Bạn có thể bị sụt đến 9 kg trong 2 tuần đầu tiên sau khi sinh. Sau đó, giảm khoảng 0,25 kg mỗi tuần là tốt nhất. Chị em không nên áp dụng các biện pháp giảm cân quá sớm sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe và việc cho con bú.

Tử cung của bạn sẽ cứng và tròn, thông thường bạn tự cảm nhận như có khối tròn chạy xung quanh rốn. Ngoài ra, chị em còn cảm thấy những cơn co nhẹ trong vài ngày, đôi khi có thể mạnh hơn nếu bạn từng sinh con nhiều lần.

Đau tức ngực

Nếu bạn không cho con bú, tình trạng căng tức vú có thể tiếp tục diễn ra trong vài ngày. Nên chú ý những điều sau:

- Nên mặc áo ngực dành riêng cho sản phụ sau sinh.

- Tránh bất cứ sự kích thích núm vú nào.

- Sử dụng túi chườm lạnh sẽ giúp giảm khó chịu.

- Uống ibuprofen để giảm đau và kháng viêm

Chị em cần kiểm tra sức khỏe trong 4-6 tuần sau khi xuất viện.

Chăm sóc vết cắt tầng sinh môn

Hầu hết vết cắt(rạch) tại tầng sinh môn đều tự lành mà không xảy ra vấn đề nhiều vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên chị em có thể phải mất nhiều tuần cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi ngồi. Trong vòng 4-6 tuần, khi cơ thể đã dần dần hồi phục, chị em có thể làm việc nhà nhẹ nhàng hoặc quay trở lại làm việc nếu như đã cảm thấy sẵn sàng.

Tuy nhiên, bạn cần đợi 6 - 8 tuần, nếu có nhu cầu:

- Sử dụng băng vệ sinh tampon.

- Quan hệ tình dục

- Làm bất cứ hoạt động nào có thể làm rách mũi khâu.

Đừng ngần ngại chia sẻ khó khăn với người thân khi làm mẹ

Đừng ngần ngại chia sẻ khó khăn với người thân khi làm mẹ

Việc gặp phải tình trạng táo bón sau sinh là điều thường thấy, vì vậy chị em nên:

- Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ với trái cây và rau củ.

- Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để tránh táo bón và ngừa nhiễm trùng bàng quang

- Sử dụng thuốc làm mềm phân (không phải loại thụt hay thuốc nhuận tràng).

Nếu có bất cứ băn khoăn hoặc thắc mắc, bạn cần chủ động liên hệ với bác sĩ  để có thể giảm khó chịu và nhanh hồi phục sau khi cắt tầng sinh môn.

Tự chăm sóc khác

Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ và bữa nhẹ. Cố gắng uống nhiều nước và bổ sung chất xơ thường xuyên. Các trường hợp mắc sản phụ bị bệnh trĩ sẽ đỡ dần và đôi khi có thể khỏi hẳn. Phương pháp khắc phục các triệu chứng bao gồm:

- Ngâm hậu môn bằng nước ấm.

- Chườm lạnh vùng trĩ.

- Uống thuốc giảm đau không cần đơn.

- Dùng thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn.

Sau 6 tuần, bạn có thể quan hệ tình dục trở lại, khi dịch âm đạo và sản dịch đã ngừng tiết ra. Để chắc chắn chị em nên đi kiểm tra sức khỏe sản phụ khoa trước khi gần gũi chồng.

Qúa trình 'tái hợp' trong thời gian đầu sẽ có những khó chịu nhưng sau đó sẽ đỡ đần. Bạn cũng có thể dùng gel bôi trơn hỗ trợ và lưu ý sử dụng các biện pháp tránh thai trong quá trình đang cho con bú.

Sau sinh nở và xuất viện, bạn có thể sẽ thấy nhẹ nhõm nhưng một số sản phụ khác lại cảm thấy buồn chán, thất vọng và mệt mỏi Đây là những cảm giác bình thường và sẽ tự biến mất.

Nếu những cảm giác này không biến mất hoặc chuyển biến xấu hơn, bạn cần chia sẻ với người thân, đặc biệt là chồng để có biện pháp giúp đỡ phù hợp, đôi khi cần có sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý.

Trường hợp nghiêm trọng

Tâm trạng thoải mái luôn rất cần cho các bà mẹ mới sinh con

Tâm trạng thoải mái luôn rất cần cho các bà mẹ mới sinh con

Các ca sinh thường sau khi đã được bệnh viện cho phép về nhà thường đã được loại trừ nguy hiểm. Tuy nhiên trong trường hợp chị em bị chảy máu âm đạo với các biểu hiện:

- Phải thay băng vệ sinh liên tục hàng giờ và xuất hiện quá nhiều máu cục (đông).

- Chảy máu nghiêm trọng (như ra máu kinh) sau hơn 4 ngày.

- Có những cục máu đông lớn.

- Ra máu nhỏ giọt hoặc chảy máu trở lại sau khi đã biến mất vài ngày.

Ngoài ra, khi sản phụ gặp các trường hợp sau cũng nên gọi cho bác sĩ kiểm tra sức khỏe:

- Sưng một bên chân.

- Sốt không rõ nguyên nhân.

- Đau bụng dữ dội.

- Đau quanh vùng cắt tầng sinh môn.

- Dịch âm đạo chảy ra nhiều và có mùi hôi.

- Cảm thấy buồn chán nản tội lỗi hoặc gặp khó khăn trong việc chăm sóc bản thân hoặc em bé của mình.

- Vú đau khi ấn vào hoặc sưng bất thường ở một vùng (có thể là dấu hiệu nhiễm trùng).

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật